Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh nhân ung thư sẽ giảm mỗi 30% tuổi thọ với mỗi lần sụt đi 5% cân nặng. Nguyên nhân là do chế độ dinh dưỡng và điều trị của người bệnh chưa được quan tâm đúng mức.
- Bài thuốc dân gian chữa rối loạn tiền đình
- Khám phá 7 lợi ích dinh dưỡng tuyệt vời từ khoai tây
- Công dụng và những lưu ý khi sử dụng thịt chim cút
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư
Tình trạng suy kiệt là vấn đề lớn nhất trên bệnh nhân ung thư, suy kiệt có thể do tác dụng của điều trị xạ hoặc hóa chất hoặc do tâm lí người bệnh chán nản không ăn được hoặc ăn nhưng khó tiêu hóa và hấp thu, tuy nhiên nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất là do ảnh hưởng của khối u.
Những khó khăn mà bệnh nhân ung thư phải đối mặt
Trong quá trình điều trị bệnh thì người bệnh phải đối mặt với nhiều bất lợi như
- Biến động tâm lý: người bệnh ban đầu lo lắng và sợ hãi trước tình trạng bệnh, suy sụp tinh thần khiến thể trạng suy kiệt nhanh chóng
- Chán ăn: Trong quá trình điều trị người bệnh có sự thay đổi khẩu vị và khiến họ không có cảm giác muốn ăn. Dù bất kì lí do gì thì người bệnh cũng cần phải bổ sung dinh dưỡng đúng mức nếu muốn ổn định tình trạng sức khỏe và bệnh tật, nên ăn nhiều vào bữa sáng (30% năng lượng của cả ngày) và chia nhỏ các bữa sau. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đổi món theo khẩu vị của bệnh nhân.
- Tác dụng phụ điều trị hóa chất: Dược sĩ Đại học tư vấn, hóa trị phần trên cơ thể có thể gây giảm tiết nước bọt góp phần vào việc làm giảm cảm giác ngon miệng khiến người bệnh không muốn ăn. Các tác dụng phụ khác như rụng tóc, mệt mỏi, đau, buồn nôn và nôn. Do vậy nên ăn trước cơn đói vì cảm giác đói càng làm tăng buồn nôn và nôn, uống nhiều nước uống chậm và chia nhỏ.
Bệnh nhân ung thư cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư
Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý người bệnh ăn bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm: glucid, lipid, protid, vitamin và muối khoáng, nước. Đặc biệt bệnh nhân ung thư nên bổ sung nhiều cá, rau quả, ăn ít thịt. Theo Bác sĩ chuyên khoa bệnh nhân ung thư nên có một chế độ ăn nhiều cá, rau, ăn ít thịt, bổ sung thêm dầu thực vật, uống đủ nước và luyện tập thể dục vừa sức sẽ có tác dụng cực kì tốt cho sức khỏe
Protid: Cung cấp đầy đủ các acid amin thiết yếu cho cơ thể,ăn đa dạng và cân đối các thực phẩm, cân đối protein động vật và thực vật. Khuyến khích sử dụng các loại thịt trắng như thịt gia cầm. Tuy nhiên nguồn thịt từ động vật như thịt bò, thịt lợn lại cung cấp các vi chất như kẽm, sắt, magie,..Nhuyễn thể và hải sản cũng là nguồn cung cấp các acid amin tuyệt vời cho người bệnh. Quan niệm không bổ sung đạm vì sẽ tăng nuôi dưỡng cho khối ung thư như quan niệm của nhiều người là hoàn toàn sai lầm.
Glucid: chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch, gạo lứt,..các loại củ như khoai lang, khoai tây, sắn, khoai sọ,.. Hạn chế tiêu thụ các nguồn thực phẩm đóng gói sẵn vì có chứa các chất bảo quản và nhiều phụ gia, có tác động xấu đến sức khỏe người bệnh, thực tế những chất này chính là nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư
Lipid: cứ mỗi gam lipid được đốt cháy cung cấp 9 kcal năng lượng, đây là chất cung cấp nhiều dinh dưỡng nhất cho bệnh nhân. Do vậy khẩu phần ăn hàng ngày cần bổ sung một lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no dưới 50% tổng năng lượng được cung cấp vào cơ thể.
Rau quả tươi: Rau quả được chọn phải là đồ tươi sạch và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,bảo quản lạnh và hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình sơ chế và đun nấu.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn