Căng cơ chính là trạng thái cơ bắp bị co, kéo dãn bất thường, gây ra những đau đớn cho nguời mắc phải, thậm chí còn gây bầm tím, rách cơ, tổn thương mạch máu,…
- Mách mẹ cách ngăn ngừa thói quen dụi mắt ở trẻ
- Mối nguy hại từ việc dụ dỗ trẻ ăn bằng việc xem tivi
- Chuyên gia chia sẻ lợi ích mang lại từ đậu nành
Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, khi cơ thể mệt mỏi, làm việc quá sức hay đơn giản là vận động sai tư thế có thể gây ra tình trạng căng cơ. Căng cơ chính là trạng thái cơ bắp bị co, kéo dãn bất thường, gây ra những đau đớn cho nguời mắc phải. Căng cơ thông thường gây đau, tuy nhiên cũng có trường hợp nặng hơn có thể làm bầm tím, rách cơ, tổn thương mạch máu,…
Triệu chứng khi bị căng cơ
Khi các cơ bị căng sẽ có các triệu chứng như: tại vị trí căng cơ có hiện tượng bầm tím, đau nhức. Cơn đau kéo dài, có thể đau cả lúc vận động và cả trong lúc cơ thể nghỉ ngơi. Căng cơ làm cho các hoạt động bị hạn chế, người bị căng cơ khó khăn trong việc vận động các cơ và khớp xung quanh, phạm vi hoạt động của cơ cũng bị hạn chế.
Nếu là căng cơ nhẹ thì vẫn có thể hoạt động bình thường, tuy nhiên khó tránh khỏi đau đớn, tình trạng này có thể kéo dài vài tuần. Nếu tình trạng nặng hơn có thể dẫn tới rách cơ, lúc này cơn đau trầm trọng hơn, các hoạt động liên quan đến cơ đó cũng bị ảnh hưởng, bệnh có thể kéo dài tới vài tháng. Khi đó cần đến bác sĩ ngay để được giúp đỡ, nếu không các triệu chứng, tình trạng căng cơ sẽ khó được cải thiện.
Nguyên nhân dẫn tới sự căng kéo của các cơ
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng căng của cơ, thông thường nó sẽ xảy ra một cách đột ngột và bất ngờ. Các nguyên nhân này có thể là:
- Trước khi diễn ra hoạt động thể lực không có các động tác khởi động, các cơ bị kéo dãn đột ngột dẫn tới căng cứng.
- Cơ thể thiếu độ mềm dẻo, các cơ không thường xuyên hoạt động nên bị hạn chế vận động, đặc biệt là khi có các động tác đòi hỏi độ khó, tính mềm dẻo của cơ.
- Nếu sử dụng cơ bắp quá mức, tập luyện với cường độ cao hoặc đơn giản là bị trượt ngã… sẽ làm cho các cơ bị mệt mỏi, cẵng dãn quá độ.
- Một số vận dộng thông thường cũng có thể dẫn tới căng cơ cấp tính như: mang vật nặng, thực hiện động tác ném, chạy,…
- Căng cơ cũng có thể xảy ra ngay cả khi thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp làm cho các cơ bị co cứng.
Căng cơ khiến bạn vô cùng đau đớn
Điều trị căng cơ
Nếu xảy ra căng cơ thì cần có các sơ cứu ban đầu và các phương pháp điều trị thích hợp để giảm bớt đau đớn, đồng thời rút ngắn thời gian hồi phục.
Khi cơ bị căng mà có xuất hiện sưng hoặc chảy máu cục bộ ở cơ bắp thì cần chườm nước đá, đồng thời giữ phần cơ đang bị căng ở vị trí thoải mái nhất. Sau khi cải thiện tình trạng đau thì chuyển sang chườm ấm, tránh chườm quá nóng có thể làm cho tình trạng trầm trọng hơn.
Nên hạn chế các áp lực lên khu vực bị tổn thương như quần áo quá nhiều, bó sát, hay các phụ kiện, trang sức. Đặc biệt hạn chế vận động vùng cơ đó, tránh gây rách cơ, kéo dài thời gian đau đớn.
Để giảm bớt các cơn đau, cải thiện vết sưng tím thì nên chườm lạnh mỗi ngày khoảng 30 phút.
Người bị thương cũng có thể quấn băng đàn hồi vào khu vực bị căng cơ để giảm bớt tác động từ bên ngoài, tuy nhiên không nên băng quá chặt có thể gây tắc nghẽn tuần hoàn.
Hạn chế căng cơ bằng cách nào?
Dược sĩ Đại học phân tích, để tránh các vấn đề về căng cơ thì cần có các chế độ phù hợp cho cơ thể như: thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao… giúp tăng cường độ mềm dẻo cho cơ thể, tạo thói quen có giãn cho cơ. Tuy nhiên trước khi vận động cần có các động tác làm nóng cơ thể, khởi động để hạn chế tối đa căng cơ đột ngột. Lựa chọn quần áo thoải mái, đi giày phù hợp sẽ giúp các vận động dễ dàng hơn, tạo không gian thoải mái cho các cơ vận động.
Tuyệt đối không giữ một tư thế quá lâu, cẩn thận khi mang vác vật nặng, không nên lao động quá sức nhất là trong thời gian dài. Không ngồi ở một vị trí quá lâu.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn