Sắt là yếu tố quan trọng của máu, sắt tham gia quá trình vận chuyển cũng như chuyển hóa của cơ thể, thiếu máu do thiếu sắt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.
- Điểm danh thực phẩm tốt cho mắt
- Vì sao trẻ đi tiêm phòng lại bị sốt?
- Bệnh tim bẩm sinh và những biến chứng mà bệnh gây ra
Thiếu máu do thiếu sắt khiến trẻ mệt mỏi, chậm phát triển
Định nghĩa thiếu máu
Bác sĩ chuyên khoa phân tích, thiếu máu là quá trình giảm lượng hemoglobin(Hb) hay khối hồng cầu trong một đơn vị thể tích máu, hemoglobin hay khối hồng cầu thấp hơn giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi. Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ từ 6 tháng-2 tuổi. Sắt là thành phần quan trọng của hemoglobin cần thiết cho sự sống. Lượng sắt trong cơ thể rất ít ở trẻ sơ sinh có khoảng 250mg, cơ thể người trưởng thành có 3,5-4,0g sắt.
Nguyên nhân thiếu sắt:
- Cung cấp thiếu sắt: Do chế độ ăn thiếu sắt trẻ thiếu sữa mẹ, ăn bột kéo dài, thiếu thức ăn nguồn gốc từ động vật, trẻ đẻ non thiếu cân, sinh đôi.
- Hấp thu sắt kém: Giảm độ toan dạ dày, tiêu chảy kéo dài, hội chứng kém hấp thu, dị dạng ở dạ dày-ruột.
- Do mất sắt quá nhiều: Do chảy máu từ từ, mạn tính như bị giun móc, loét dạ dày-tá tràng, polyp ruột, chảy máu cam, chảy máu sinh dục.
- Nhu cầu sắt cao: Giai đoạn trẻ lớn nhanh, trẻ đẻ non, tuổi dậy thì, tuổi hành kinh mà cung cấp sắt không tăng.
Trẻ nên được bổ sung những thực phẩm chứa nhiều sắt vào bữa ăn
Chăm sóc trẻ thiếu máu do thiếu sắt
Trẻ thiếu máu thường có biểu hiện mệt mỏi, lờ đờ, kém vận động, da xanh niêm mạc nhợt, có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cho trẻ nằm nghỉ ngơi tại giường tư thế đầu thấp để máu về não được nhiều hơn. Không để trẻ gắng sức giúp trẻ đi lại hoặc sinh hoạt, nhắc nhở trẻ không chạy nhảy quá nhiều gây mệt mỏi. Cho trẻ uống các chế phẩm tạo máu, hướng dẫn trẻ và bà mẹ cho trẻ ăn nhiều đạm, vitamin C, acid folic.
Tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ: cho trẻ ăn chế độ lỏng, giàu năng lượng đặc biệt thức ăn có hàm lượng sắt cao như thịt nạc, lòng đỏ trắng, đậu, rau xanh, nước hoa quả…
Thịt là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào nhất, những loại thịt có màu đỏ như thịt bò, heo được xem là nhóm thực phẩm giàu sắt mà bé nên thường xuyên được bổ sung. Thịt còn cung cấp chất đạm và chất béo cho trẻ, có đủ chất sắt é sẽ hồng hào khỏe mạnh hơn.
Khoai lang là một thực phẩm vừa cung cấp sắt vừa chứa vitamin C giúp hỗ trợ tiêu thụ sắt trong cơ thể. Bà mẹ có thể nấu khoai lang với các loại thịt để tăng lượng chất sắt trong khẩu phần ăn của trẻ.
Các loại hoa quả sấy khô như nho khô, quả chà là hay quả mơ khô đều chứa chất sắt nhưng những loại hoa quả khô thường chứa nhiều đường nên khi cho trẻ ăn phải giới hạn một lượng vừa phải ví dụ một vốc tay là đủ.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám là nguồn cung cấp chất sắt lý tưởng. Các loại đậu chứa nhiều chất sắt non-heme nên có thể bổ sung thường xuyên vào chế độ ăn của bé tuy nhiên lại khó tiêu hóa nên phải cho trẻ ăn kèm với thực phẩm giàu vitamin C.
Gan và pate rất giàu sắt nhưng gan lại chứa nhiều chất độc hại từ thức ăn mà động vật tiêu hóa nên chỉ cho trẻ ăn khi biết chắc chắn nguồn gốc và độ an toàn của món ăn.
Dược sĩ Đại học chia sẻ, trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt cần bổ sung các muối sắt, các muối sắt hóa trị 2 để dễ hấp thu hơn liều lượng có hiệu quả là 4-6mg/kg/ngày. Có thể dùng Sulfat sắt 20mg/kg/ngày, chia 2-3 lần uống giữa 2 bữa ăn; gluconat sắt 40mg/kg/ngày chia 2-3 lần uống giữa 2 bữa ăn.
Thời gian điều trị 8-12 tuần có thể kéo dài hơn. Uống kèm vitamin C để tăng cường hấp thu. Khi cho trẻ uống có thể phân trẻ màu xám hoặc táo bón kèm theo, cần theo dõi khi sử dụng thuốc để kịp thời điều chỉnh.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn