Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị tắc tia sữa

Tình trạng tắc tia sữa là nỗi khổ lớn lao của hầu hết các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thời kỳ đầu người mẹ cho con bú, vậy cần làm gì để hạn chế việc tắc tia sữa, dưới đây là một số gợi ý dành cho mẹ.

Tình trạng tắc tia sữa là nỗi khổ lớn lao của hầu hết các bà mẹ nuôi con

Tình trạng tắc tia sữa là nỗi khổ lớn lao của hầu hết các bà mẹ nuôi con 

Tắc tia sữa là gì?

Hiện tượng tắc tia sữa thường xảy ra đối với bà mẹ lần đầu sinh con, các tia sữa bị ứ đọng tại ống dẫn sữa và không chảy ra ngoài được, sau một thời gian sẽ tích tụ thành cục, hòn và gây cảm giác đau nhức, khó chịu cho mẹ sau sinh.

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, biểu hiện của tắc tia sữa dễ dàng có thể nhận biết, mẹ thường cảm thấy một hoặc cả 2 đầu vú căng tức, đau nhức, không tiết sữa, cơ thể sốt nhẹ, tình trạng này ngày một tăng lên, bé bú không có sữa. Có khi sờ thấy có những khối tròn, gồ ghề nổi lên, cứng và có nhiều kích thước khác nhau khi chạm vào rất đau, tức. Khi có biểu hiện tắc tia sữa, mẹ cần tìm cách cải thiện tình trạng tắc bằng việc nhanh chóng tìm cách làm hết vón kết, khơi thông sữa, tránh để lâu nên hậu quả nghiêm trọng như gây ra viêm vú, áp xe vú,..

Khi trẻ bú sẽ tạo sự kích thích dẫn đến sữa sản xuất từ các nang sữa, sau đó sữa theo các ống dẫn về xoang chứa sữa ở quầng vú và chảy ra ngoài. Nếu xảy ra bất thường làm hẹp ống dẫn sữa, mẹ phải đối mặt với chứng tắc tia sữa khó chịu. Sữa đông kết tạo cục, cản trở dòng chảy của lượng sữa khác, làm căng giãn ống dẫn trước chỗ tắc, gây chèn ép các ống dẫn sữa còn lại khiến tình trạng tắc sữa đã còn trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân gây nên tình trạng tắc sữa như: mẹ không biết cách day đều bầu vú để thông tia sữa, sữa nhiều, trẻ không bú hết gây ứ đọng, không cho trẻ bú sớm và thường xuyên bởi trong những ngày đầu tiên sau sinh mẹ có sữa non rất nhiều dinh dưỡng và đặc nên dễ gây tắc sữa, tinh thần của mẹ không thoải mái, căng thẳng buồn bã cũng ảnh hưởng không nhỏ đến dòng chảy của sữa, chế độ ăn uống không hợp lý, bất thường, gây nên sưng, đau vú trì trệ việc sản xuất sữa, vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào thông qua đầu vú và hệ thống tuyến vú, hệ thống ống dẫn sữa nhiễm khuẩn gây hẹp ống và cản trở sự lưu thông của sữa.

massage là phương pháp hiệu quả giúp làm giảm hiện tượng tắc tia sữa

Massage là phương pháp hiệu quả giúp làm giảm hiện tượng tắc tia sữa

Cách chữa tắc tia sữa

Chườm ấm: Khi mẹ chườm ấm sẽ giúp cho sữa nơi bị tắc dễ tan ra tuy nhiên không nên chườm quá nóng sẽ gây bỏng rát da. Một số cách chườm ấm như cho nước nóng vào một bình, quấn xung quanh bằng một cái khăn mỏng vừa phải, sau đó áp vào mặt trong cánh tay thấy nóng vừa thì bắt đầu lăn lên nơi bị tắc tia sữa. Hoặc mẹ có thể sử dụng khăn ấm đắp lên. Mẹo dân gian bạn cũng có thể tham khảo như: dùng lá mít tươi sau đó hơ nóng vừa, sau đó đặt lên phần cộm cứng nhất  trên bầu ngực rồi massage nhẹ nhàng, ấn tay theo chiều từ trên xuống dưới; ngoài ra bạn còn đắp lá bắp cải cắt bỏ phần sống lá rồi rửa sạch và lau khô, hơ lá bắp cải trên lửa rồi dùng khăn mỏng bọc lại đắp lên bầu ngực massage đến khi tia sữa được thông.

Massage: Theo chia sẻ của các Dược sĩ Đại học, bạn dùng tay massage nhẹ nhàng nhưng cần tạo được một lực chắc chắn tương đối lên nơi bị tắc, massage hướng về núm vú, xoa bóp nhẹ nhàng khoảng 30 giây , thời điểm thích hợp để massage là trước, trong, sau khi cho con bú.

Thay đổi tư thế cho trẻ bú, để mỗi lần trẻ bú sẽ tác động lực hút mạnh nhất trên những tia sữa khác nhau sẽ có thể giúp thông tia sữa, trong khi trẻ bú mẹ vẫn có thể massage lên vùng bị tắc.

Vắt sữa bằng tay: Mẹ có thể dùng tay sau đó massage bầu sữa bị tắc thì những túi sữa vón cục ở bên trong sẽ dần tan ra và vắt nhẹ sữa sẽ ra được. Phương pháp này sẽ rất hiệu quả các trường hợp bị tắc tia sữa ở mức độ nhẹ.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn