Người cao tuổi thường hay quên, việc xảy ra trước đó họ thường không nhớ được, nó được gọi là bệnh đãng trí tuổi già, gây rắc rối trong các sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Tìm hiểu chứng bệnh mất ngủ ở người già
- Những lỗi thường gặp khiến cho việc tập cơ bụng không có kết quả
- Những lý do khiến bắp chân của bạn “Tập mãi không to”
Bệnh đãng trí ở người già và những điều cần biết
Theo những thông tin mà các Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, người cao tuổi thường hay quên, việc xảy ra trước đó họ thường không nhớ được, nó được gọi là bệnh đãng trí tuổi già. Bệnh gây ra bởi sự lão hóa của não bộ khi con người già đi, nó gây ra các rắc rối trong các sinh hoạt hàng ngày của người bệnh và những người xung quanh.
Dấu hiệu của bệnh đãng trí ở người già
Người cao tuổi khi mắc bệnh đãng trí thường có các dấu hiệu như:
- Người bệnh thường hay quên những việc nhỏ đã làm trước đó, hay nói lặp lại những vấn đề giống nhau, nói rồi lại quên mất và nói lại.
- Họ thường quên mất đường về và bị lạc nếu đi ra ngoài một mình, không nhớ ra cách liên lạc với con cái, các thông tin về bản thân và gia đình.
- Bệnh nhân gặp rắc rối về hành vi, hoạt động sinh hoạt hàng ngày có sự thay đổi nghiêm trọng, họ mất dần ý thức về thời gian, không gian, con người, khó ghi nhớ.
- Người đãng trí thường không để ý đến vấn đề vệ sinh, ăn uống, thậm chí là sự an toàn của bản thân.
- Sự quên ngày càng nặng hơn, trầm trọng hơn và có thể dẫn tới bệnh Alzheimer. Không chỉ hay quên và còn có thể bị các biến chứng sinh ra tai biến mạch máu, nhồi máu, các bệnh thần kinh… có thể sẽ xuất hiện những cơn đột quỵ nhẹ. Nếu người bệnh cao tuổi có thể nguy hiểm đến tính mạng do các cơn đột quỵ nặng hơn.
Sự đãng trí ở người già là một tình trạng phổ biến do tuổi tác và sự lão hóa các cơ quan gây ra, do vậy những triệu chứng và dấu hiệu thường phức tạp, đôi khi xảy ra đột ngột khó lường trước được.
Bệnh đãng trí tuổi già, gây rắc rối trong các sinh hoạt hàng ngày của người bệnh
Nguyên nhân làm cho người già hay quên
Sự đãng trí có thể xảy ra khi não bộ bị tổn thương do chấn thương, nhưng người già nếu không bị chấn thương cũng vẫn sẽ mắc phải căn bệnh này. Một số nguyên nhân thường thấy nhất ở người già gây ra chứng hay quên như:
- Người mắc bệnh hay quên thân kinh, bị đột quỵ, người mắc các bệnh về thần kinh, Alzheimer, có khối u trong não, thiếu oxy não.
- Một số người có thể bị nhiễm trùng, viêm do Herpes, có cục máu đông trong não, hoặc mắc bệnh rối loạn tự miễn, Wernicke-Korsakoff…
- Bệnh nhân mắc các bệnh về thận, tuyến giáp, gan cũng có thể mắc bệnh hay quên.
- Những người hay bị trầm cảm, thường bị lo lắng quá độ cũng có thể sinh ra nhầm lẫn, quên những chi tiết nhỏ, thậm chí mất trí nhớ nhẹ.
Điều trị và khắc phục chứng hay quên cho người cao tuổi
Dược sĩ Đại học chia sẻ, đối với sự đãng trí tự nhiên ở người cao tuổi không có biện pháp điều trị, do các tế bào não đã bước vào giai đoạn lão hóa. Việc điều trị đơn thuần là giúp hạn chế và khắc phục các triệu chứng do đãng trí gây ra, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người già.
Người cao tuổi không nên dùng các loại đồ uống có cồn, các chất kích thích vì chúng có thể gây tổn thương cho các tế bào thần kinh, càng làm cho chứng hay quên trầm trọng hơn.
Nên cho người cao tuổi tham gia các hoạt động tập thể dành cho lứa tuổi này, giúp cho trí óc nhanh nhạy hơn, tư tưởng thoải mái, luôn vui vẻ và lạc quan. Lên kế hoạch cụ thể cho các hoạt động của người già, cần thường xuyên quan tâm, trò chuyện cùng. Có các phương thức liên lạc riêng như: đeo thẻ tên, số điện thoại người nhà, hoặc thể địa chỉ, luyện tập thói quen hàng ngày cho họ, thường xuyên yêu cầu nhắc lại cách liên lạc với gia đình, hạn chế để họ tự đi ra ngoài, nếu ra ngoài cần có người đi cùng…
Tham khảo thêm các loại thuốc nếu triệu chứng bệnh nặng hơn, có nguy cơ đột quỵ. Cần kiểm nồng độ cholesterol, soát huyết áp, lượng đường trong máu cho người già bằng cách kiểm tra định kì.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn