Paracetamol là thuốc giảm đau và giảm sốt hiệu quả trong những trường hợp như cảm cúm, sốt nóng, nhức đầu, đau xương…Tham khảo thông tin về Paracetamol qua bài viết của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn.
- Tìm hiểu công dụng Thuốc Magnesi b6
- Tìm hiểu tác dụng thuốc Nexium
- Tìm hiểu thuốc giả độc và sát khuẩn Xanh Methylen
Công dụng và cách sử dụng thuốc Paracetamol
Thành phần Paracetamol:
Paracetamol 500mg
Chỉ định:
Giảm đau nhanh các triệu chứng sốt, đau nhức và khó chịu như nhức đầu, đau tai, đau răng, đau nhức do cảm cúm.
Liều lượng – Cách dùng Paracetamol
Theo dược sĩ Cao Đẳng Dược Sài Gòn thuốc được dùng bằng đường uống.
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 500 – 1000 mg mỗi 4 – 6 giờ khi cần thiết nhưng không được quá 4 g/ngày.
Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: 250 – 500 mg mỗi 4 – 6 giờ khi cần thiết, tối đa 4 lần/ngày.
Không được tự ý dùng paracetamol để giảm đau quá 10 ngày đối với người lớn và 5 ngày đối với trẻ em.
Không được tự ý dùng paracetamol để hạ sốt trong những trường hợp sốt quá cao (trên 39,5oC), sốt kéo dài hơn 3 ngày hoặc sốt tái phát.
Hoặc theo hướng dẫn của bác sỹ.
Bảo quản: nơi khô mát, nhiệt độ phòng không quá 30độ, tránh ánh sáng
Qúa liều
-Triệu chứng: buồn nôn, ói mửa, chán ăn, xanh xao, đau bụng.
Dùng liều quá cao trên 10 g ở người lớn và trên 150 mg/kg ở trẻ em có thể gây phân hủy tế bào gan đưa đến hoại tử hoàn toàn và không hồi phục, nhiễm toan chuyển hóa, bệnh lý não dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.
– Xử trí cấp cứu:
- Chuyển ngay đến bệnh viện.
- Rửa dạ dày để loại trừ ngay thuốc đã uống.
- Dùng càng sớm càng tốt chất giải độc N- acetylcysteine uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Chống chỉ định Paracetamol
Bệnh nhân nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận hoặc gan.
Bệnh nhân nghiện rượu.
Bệnh nhân quá mẫn với paracetamol.
Bệnh nhân thiếu hụt men glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.
Paracetamol giảm đau nhanh các triệu chứng sốt, đau nhức
Tương tác thuốc:
Thuốc sẽ có những tác dụng khi được sử dụng trong những trường hợp sau đây:
Khi bạn tiến hành sử dụng thuốc trong nhiều ngày với liều lượng cao, thì paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indadion.
Paracetamol dẫn đến tình trạng hạ sốt nghiêm trọng đối với những trường hợp đang sử dụng cùng lúc phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
Với những người uống rượu quá nhiều và kéo dài trong nhiều ngày, thì khi sử dụng paracetamol sẽ khiến cho gan bị nguy cơ nhiễm độc rất lớn.
Khi sử dụng cùng lúc với những dược phẩmco giật như: phenytoin, bacbiturat, carbamazepin và isoniazid, thì càng khiến gan trở nên nguy hiểm bởi tính độc hại của paracetamol.
Tác dụng phụ Paracetamol
Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và tổn thương niêm mạc.
Ít gặp
Ban da
Buồn nôn, nôn.
Rối loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu.
Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày
Hiếm gặp
Phản ứng quá mẫn.
Chú ý đề phòng
Theo các chuyên gia từ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn Paracetamol tương đối không độc ở liều điều trị. Đôi khi có những phản ứng da gồm ban dát sần ngứa và mày đay; những phản ứng mẫn cảm khác gồm phù thanh quản, phù mạch và những phản ứng kiểu phản vệ có thể ít khi xảy ra. Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và giảm toàn thể huyết cầu đã xảy ra với việc sử dụng những dẫn chất p-aminophenol, đặc biệt khi dùng các liều lớn kéo dài. Giảm bạch cầu trung tính và ban xuất huyết giảm tiểu cầu đã xảy ra khi dùng paracetamol. Hiếm gặp mất bạch cầu hạt ở người bệnh dùng paracetamol.
Người bị phenylceton – niệu (nghĩa là, thiếu hụt gen xác định tình trạng của phenylalanin hydroxylase) và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể phải được cảnh báo là một số chế phẩm paracetamol chứa aspartam, sẽ chuyển hóa trong dạ dày – ruột thành phenylalanin sau khi uống.
Một số dạng thuốc paracetamol có chứa sulfit có thể gây phản ứng kiểu dị ứng, gồm cả phản vệ và những cơn hen đe dọa tính mạng hoặc ít nghiêm trọng hơn ở một số người quá mẫn.
Phải dùng paracetamol thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù có những nồng độ cao nguy hiểm của methemoglobin trong máu.
Uống nhiều rượu có thể tăng độc tính với gan của paracetamol; nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
Dùng thận trọng với người bị suy giảm chức năng gan hoặc thận.
Bác sỹ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
Paracetamol là thuốc giảm đau thường được lựa chọn dùng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, việc sử dụng paracetamol vào giai đoạn cuối thai kỳ có liên quan đến vấn đề thở khò khè dai dẳng của trẻ sơ sinh. Không nên dùng paracetamol quá thường xuyên đối với phụ nữ có thai.
Chưa thấy có tác dụng phụ xảy ra trên trẻ bú sữa mẹ khi người mẹ đang dùng paracetamol, lượng paracetamol được phân bố vào sữa mẹ rất ít nên không thể gây nguy hại cho trẻ bú mẹ.
Thuốc không gây ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý khi sử dụng thuốc paracetamol 500mg
Bởi là một loại thuốc độc lợi đôi đường, nên khi sử dụng paracetamol 500mg, bạn cần phải lưu ý và ghi nhớ những điều sau đây:
Phải dùng Paracetamol 500mg hết sức cẩn thận cho những người có tiền sử bệnh thiếu máu.
Tuyệt đối không được uống rượu khi đang trong quá trình sử dụng thuốc.
Với trường hợp phụ nữ có thai và cho con bú thì cần phải sử dụng một các cẩn thận và chỉ dùng khi thực sự cần thiết, còn không hãy hạn chế.
Nếu bạn sử dụng quá liều và xử trí sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm độc paracetamol. Lúc này, hậu quả mà bạn nhận được chính là hoại tử gan và thậm chí là tử vong. Để xử lý tình trạng này bạn cần tiến hành rửa dạ dày trong vòng 4 giờ sau khi uống, tiếp đến là sử dụng N-acetylcystein trong thời gian chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol với liều đầu tiên là 140mg/kg, tiếp theo là liều 70mg/kg, mỗi lần cách nhau 4 giờ.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn