Viêm loét giác mạc và những điều cần biết

Bổ sung đầy đủ vitamin A vào chế độ ăn, ăn tăng cường các thực phẩm có chứa vitamin A, beta-caroten để bảo vệ sức khỏe của mắt, tránh viêm loét giác mạc.

Viêm loét giác mạc và những điều cần biết

Viêm loét giác mạc và những điều cần biết

Viêm loét giác mạc là gì?

Giác mạc là một lớp mô mỏng và tỏng suốt nằm phía trước con người, nó là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với ánh sáng,cho phép ánh sáng đi qua và giúp cho mắt nhận thấy được

Viêm giác mạc là hiện tượng các tế bào viêm xâm nhập vào các lớp của giác mạc, không có hiện tượng hoại tử. Viêm loét giác mạc là hiện tượng các tổ chức của giác mạc mắt bị hoại tử mất chất, tạo thành ổ loét thực sự.

Nguyên nhân gây bệnh viêm loét giác mạc?

  • Các tác nhân gây bệnh thường do virus như Herpes, Zona, Adenovirus gây nên viêm giác mạc nông
  • Viêm giác mạc nông gặp trong những bệnh cấp hoặc mạn tính của mi và kết mạc như rối loạn sự chế tiết nước mắt (khô mắt), hở mi, nhiễm độc.
  • Các tác nhân gây bệnh thừờng theo đường máu, có thể do lao, giang mai, phong, virus, độc tố gây viêm loét giác mạc sâu
  • Các loại vi khuẩn thường gây bệnh như tụ cầu, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn mủ xanh..
  • Các virus: Herpes, zona.
  • Nấm: Aspergillus, Fusarium, Cephalosporum, nấm sợi,…

Nguyên nhân gây bệnh viêm loét giác mạc?

Nguyên nhân gây bệnh viêm loét giác mạc?

Các yếu tố nguy cơ tăng viêm loét giác mạc

  • Biến chứng của bệnh mắt hột như viêm kết mạc, bờ  mi, lông xiêu lông quặm, khô mắt.
  • Thiếu vitamin A làm khô mắt làm tăng nguy cơ viêm loét giác mạc
  • Tổn thương các thần kinh VII , V.
  • Các chấn thương mắt gây nên tổn thương giác mạc.
  • Các phương pháp chữa bệnh về mắt phản khoa học như đánh mông bằng búp tre, đắp các lọai thuốc lá vào mắt… gây tăng nguy cơ viêm loét giác mạc
  • Mang kính tiếp xúc.

Dấu hiệu của viêm loét giác mạc

  • Người bệnh cảm thấy khó chịu, mỏi mắt, có cảm giác vướng mắt, có dị vật trong mắt.
  • Cảm giác đau nhức âm ỉ trong mắt, sợ ánh sáng, chói ,chảy nước mắt và nhìn mờ.
  • Tổn thương giác mạc: giác mạc vùng rìa có thâm nhiễm, biểu hiện vùng trắng xám, củng mạc tiếp giáp với giác mạc viêm, cương tụ đỏ
  • Mi sưng nề, khó mở mắt ,dấu hiệu co quắp mi
  • Cương tụ rìa: mạch máu kết mạc sâu cương tụ đỏ vùng quanh giác mạc, nhạt dần về phía cùng đồ, cương tụ phù nề toàn bộ giác mạc

Tiến triển và biến chứng của viêm loét giác mạc

Bác sĩ tư vấn:

  • Nếu loét nông, diện loét nhỏ
  • Trường hợp loét rộng, hoại tử mạnh, đặc biệt loét do nấm, tiên lượng xấu.
  • Biến chứng mất chất giác mạc gây phồng màng Descemet, thủng giác mạc, viêm mống mắt thể mi, viêm mủ nội nhãn.
  • Thị lực giảm, mắt đỏ, giác mạc có đám đục, lõm.

Tiến triển và biến chứng của viêm loét giác mạc

Tiến triển và biến chứng của viêm loét giác mạc

Phòng viêm loét giác mạc bằng cách nào?

  • Hạn chế đeo len hoặc các loại kính áp tròng. Trước và sau khi sử dụng kính phải được vệ sinh kính sạch sẽ
  • Giữ vệ sinh đôi mắt cẩn thận, không dùng chung khăn mặt
  • Khi có dị vật vào mắt tuyệt đối không được dụi mắt
  • Thường xuyên vệ sinh mắt sau khi đi ngoài đường về bằng dung dịch nhỏ mắt hoặc nước muối sinh lý
  • Đeo kính dâm phù hợp khi đi ngoài trời để bảo vệ đôi mắt
  • Bổ sung đầy đủ vitamin A vào chế độ ăn, ăn tăng cường các thực phẩm có chứa vitamin A, beta-caroten để bảo vệ sức khỏe của mắt, tránh viêm loét giác mạc
  • Nếu thấy mắt có biểu hiện bất thường cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức để được thăm khám kịp thời và điều trị, tránh để lại các biến chứng khó lường

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn