Bà bầu có được ăn dứa không?

Dứa là một loại quả quen thuộc và được ưa chuộng, nhưng nhiều người truyền tai nhau bà bầu ăn dứa dễ sẩy thai, vậy thực hư bà bầu căn dứa có bị sẩy thai hay không?

Bà bầu có được ăn dứa không?
Bà bầu có được ăn dứa không?

Tác dụng của dứa đối với mẹ bầu

  • Hỗ trợ hệ miễn dịch

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, quả dứa có chứa lượng lớn vitamin C giúp tăng cường và bảo vệ hệ miễn dịch cho bà bầu. Bên cạnh đó, bromelain có trong quả dứa sẽ có tác dụng lớn để chống lạnh chứng cảm lạnh thông thường, do đó, khi bị cảm hoặc đau họng bà bầu có thể sử dụng dứa.

  • Ngừa chứng táo bón

dứa giúp bổ sung chất xơ, từ đó giúp bà bầu khắc phục tình trạng táo bón khi mang thai. Bromelain giúp phân hủy protein khiến cho quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.

  • Giúp cho xương chắc khỏe hơn

dứa có chứa đến 70% lượng manga cần thiết cho cơ thể của chúng ta, chúng có vai trò quan trọng trong việc phát triển các mô liên kết và xương.

  • Sản xuất collagen

Trong một trái dứa có chứa khoảng 79mg vitamin chúng giúp thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, từ đó đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển của sụn, da, xương, gân của thai nhi trong quá trình thai kỳ.

  • Bổ sung lượng đồng

Một lượng đồng trong trái dứa sẽ hỗ trợ cho quá trình hình thành hồng cầu và việc hình thành tim của thai nhi.

  • Tác dụng lợi tiểu

Dứa sẽ giúp loại bỏ các thải ra khỏi cơ thể bạn, từ đó giúp mẹ bầu giảm được tình trạng sưng phù phổ biến trong thai kỳ.

  • Tác dụng điều hòa huyết áp

Nhiều mẹ bầu có thể bị cao huyết áp trong thời gian mang thai. Lượng bromelain có trong dứa sẽ giúp lưu thông máu và giảm huyết áp. Do đó, mẹ bầu ăn dứa có thể giúp ngăn ngừa hình thành các cục máu đông, điều hòa huyết áp.

Ăn quá nhiều dứa sẽ gây kích thích dạ dày của mẹ bầu

Ăn quá nhiều dứa sẽ gây kích thích dạ dày của mẹ bầu

Dứa có làm bị kích thích chuyển dạ hay không?

Dược sĩ tư vấn, dứa giàu vitamin tuy nhiên lại chứa một lượng bromelain, trong quá trình thai kỳ, bà bầu không được khuyến nghị sử dụng các loại thuốc, thực phẩm có chứa nhiều bromelain bởi chúng có thể phá vỡ protein có trong cơ thể dẫn đến hiện tượng chảy máu bất thường.  Khi lượng bromelain tăng cao quá mức do ăn quá nhiều dứa sẽ có thể ảnh hưởng đến cổ tử cung, gây tình trạng sẩy thai hoặc có thể bị chuyển dạ sớm, đồng thời gây nôn mửa và phát ban, co thắt tử cung trong ba tháng đầu thai kỳ.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, lượng bromelain có trong quả dứa không ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn, dứa chỉ ảnh hưởng khi bạn sử dụng quá nhiều trong một lúc có thể từ 7-10 quả, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm khi sảy ra. Do đó, khi ăn dứa bạn nên ăn với số lượng vừa phải không nên ăn quá nhiều như vậy sẽ không ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Nếu mẹ bầu có dạ dày nhạy cảm, lượng axit trong dứa có thể khiến cho bạn có hiện tượng bị ợ nóng hoặc bị hiện tượng trào ngược lượng axit trong dạ dày. Đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu bạn bị nghén thì hạn chế sử dụng loại quả này.

Bữa ăn lý tưởng trong thai kỳ dẽ được tạo nên từ các loại thực phẩm được quy định trong tháp dinh dưỡng, bên cạnh việc uống đủ nước, mẹ bầu cũng nên cố gắng ăn đủ nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và khỏe manh để có được sức khỏe tốt nhất. Do vậy, dứa là một loại quả giàu chất dinh dưỡng vì vậy việc lồng ghép dứa vào bữa ăn của mẹ bầu một cách hợp lý là cần thiết.

Ăn dứa lượng dứa vừa phải trong thời kỳ mang thai sẽ không gây tình trạng sảy thai hoặc sinh non, tuy nhiên nếu bạn quá lo lắng về việc ăn dứa thì có thể trao đổi với bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn