Trầm cảm được xem là một căn bệnh không hiếm gặp, nhiều khi gây ra những tác hại khôn lường đối với sức khỏe của chị em phụ nữ đặc biệt là phụ nữ sau sinh.
- Các trường hợp không nên uống thuốc tránh thai
- Bạn cần biết những tác hại không ngờ từ đồ ăn nhanh là gì?
- Chuyên gia cảnh báo những nguy cơ đến từ Vape
Ngày nay, trầm cảm được xem là một căn bệnh không hiếm gặp, nhiều khi gây ra những tác hại khôn lường. Vậy chúng ta cần làm gì để đối phó với chúng, để vượt qua được trầm cảm, bạn cần phải kiên trì trong một thời gian dài. Hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị chứng trầm cảm nhưng chúng rất mất nhiều thời gian để phát huy tác dụng.
Bạn cần làm gì khi dấu hiệu bị trầm cảm?
Dưới đây là một trong những biện pháp mà các Bác sĩ chuyên khoa tư vấn để giúp bị cảm thấy khá hơn với chứng bệnh trầm cảm:
- Hồi tưởng lại quá khứ tốt đẹp
Khi cảm thấy chán nản, tuyệt vọng là lúc mà bạn thường hay nghĩ về quá khứ u buồn ảm đạm, khiến bạn không nhìn nhận mọi thứ xung quanh một cách tỉnh táo. Chính vì thế bạn luôn cảm thấy không vui, và luôn tuyệt vọng. do vậy, khi bạn cảm thấy u ám, buồn bã hãy dành thời gian để hồi tưởng về những kỷ niệm vui vẻ đã có trước đây bên cạnh gia đình và bạn bè. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy tâm trạng khá hơn, tâm trạng dần được cải thiện hơn.
Việc đi qua những cung bậc cảm xúc một cách tốt nhất chính là để nhắc nhở bản thân bạn rằng mọi nỗi đau không kéo dài vô tận. Bạn hãy cứ nghĩ rằng mọi sự căng thẳng, chán chường của bạn chẳng qua chỉ là trong phút chốc rồi sẽ dần qua đi, có như vậy tinh thần lạc quan sẽ dần dần lấn át sự tuyệt vọng trong bạn
- Tập thể dục và làm những việc yêu thích
Tập thể dục: Việc vận động, tập thể dục đã được nghiên cứu và chứng minh có thể làm giảm tác động của chứng bệnh trầm cảm. Bạn có thể sử dụng 30-45 phút để đi bộ 3 lần mỗi tuần, hoặc nếu không có quá nhiều thời gian bạn có thể đi bộ khoảng 15-20 phút việc đi bộ giúp bạn thấy thư thái, giảm hoặc cải thiện đáng kể các triệu chứng trầm cảm.
Luôn lạc quan yêu đời là một trong những biện pháp giúp bạn ngăn chặn trầm cảm
- Sử dụng kỹ thuật tác động tâm lý – thể xác
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy, việc suy nghĩ, niềm tin, cảm xúc của chúng ta có vai trò tác động trực tiếp đến sức khỏe, thể chất của bạn có thể tác động trực tiếp lên sức khỏe tâm thần, do vậy có thể thấy, tâm trí và thể xác có vai trò liên kết với nhau. Dưới đây là một vài kỹ thuật bạn có thể áp dụng để cải thiện chứng trầm cảm: Ngồi thiền, cầu nguyện, hít thở sâu, yoga, xoa bóp,….. bạn có thể sử dụng khoảng 5-10 phút cho bất kỳ một biện pháp nào nó sẽ góp phần giúp bạn cải thiện tâm lý, tình cảm, sống lạc quan, vui vẻ hơn.
- Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị
Theo chia sẻ của các Dược sĩ tư vấn, một số thực phẩm chức năng đang được sử dụng như hoa ban Âu, những thực phẩm chức năng khác như acid béo omega-3, SAM đang được nghiên cứu hoặc được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ và Châu Âu để nhằm điều trị các triệu chứng trầm cảm. Liệu pháp ánh sáng: Khi mắc chứng trầm cảm, người bệnh thường cảm thấy buồn, sợ hãi chỉ ru rú ở trong nhà điều này có thể làm cho đồng hồ sinh học bị đảo lộn mất đồng bộ với lịch trình hằng ngày của bản thân. Do vậy, cá nhân dần đang bị rơi vào trạng thái tâm lý bệnh như suy giáp, hạ đường huyết, tăng lượng bạch cầu,…Do đó, sử dụng liệu pháp ánh sáng, đèn huỳnh quang được thiết kế đặc biệt để hạn chế ảnh hưởng sợ sáng của chứng bệnh trầm cảm.
- Tập thở thư giãn
Tập thở cũng được xem là một trong những phương pháp điều trị các bệnh liên quan đến tâm trạng, hệ tim mạch và thần kinh. Xét về mặt tâm lý, việc tập trung vào các bài thở là một trong những cách kết nối cơ thể và tâm trí, xóa bỏ đi những tiêu cực để giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Bên cạnh đó, y học cũng cho rằng hơi thở quyết định quá trình hô hấp, nhịp tim, hệ thần kinh,… do vậy việc tự kiểm soát hơi thở sẽ có tác dụng vô cùng tốt đối với các cơ quan trong cơ thể và hạn chế những ảnh hưởng của trầm cảm.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn