Bệnh hen phế quản và cách chăm sóc

Hen phế quản là căn bệnh rất nhiều người mắc phải nhưng thường coi thường và chủ quan trong việc khám chữa bệnh.Vậy cách chăm sóc bệnh nhân hen phế quản như thế nào?

Bệnh hen phế quản và cách chăm sóc

Bệnh hen phế quản và cách chăm sóc

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, có sự tham gia của nhiều loại tế bào viêm và các thành phần của tế bào, chủ yếu là tế bào Mast, bạch cầu ái toan, lymphoT, đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính và các tế bào biểu mô phế quản ở những cơ địa nhạy cảm.

Các yếu tố nguy cơ

  • Nhiễm khuẩn, virut ( đặc biệt nhiễm virut đường hô hấp trên )
  • Hít phải dị nguyên : bụi nhà ( 44% ), bụi lông gia súc,  gia cầm, bụi xác côn trùng, nấm mốc, phấn hoa…
  • Bụi ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết.
  • Một số thuốc: Aspirin, thuốc giảm đau Nonsteroide làm bùng nổ cơn hen.
  • Một số loại thức ăn: tôm, cua , cá… thức ăn gây dị ứng.
  • Nghề nghiệp: tiếp xúc một số muối kim loại, bụi gỗ…
  • Tâm lý: vui buồn quá độ có thể kích thích gây cơn hen. Thậm chí gắng sức cũng gây cơn hen.

Triệu chứng mắc phải

Bác sĩ tư vấn:

  • Khó thở: cơn khó thở có thể xảy ra lúc nửa đêm, khi thay đổi thời tiết. Bệnh nhân có cảm giác ngộp thở , khó thở thì thở ra và cảm giác bóp nghẹt lồng ngực. Bệnh nhân thường thở nhanh, đôi khi thở chậm. Thở co kéo cơ hô hấp phụ, ở trẻ con phập phồng cánh mũi
  • Khò khè cò cử :nhất là thì thở ra, tiếng này liên tục với âm sắc cao
  • Ho: khởi đầu cơn hen có ho khan, gian đoạn cuối cơn hen bệnh nhân ho nhiều và khạc ra đờm nhầy trong, dính.
  • Lồng ngực căng phồng ứ khí, giảm di động, khe liên sườn giãn
  • Bệnh nhân lo lắng, vật vã, tím tái
  • Nhịp tim thường nhanh 100-120 l/p, huyết áp thường tăng

Triệu chứng mắc phải

Triệu chứng mắc phải

Chăm sóc bệnh nhân hen phế quản

  • Giảm khó thở do co thắt phế quản: Để bệnh nhân ở tư thế thích hợp, buồng bệnh sạch sẽ, thoáng mát, sử dụng oxy theo y lệnh và thực hiện thuốc giãn phế quản và kháng sinh của bác sĩ. Lưu ý khi cho bệnh nhân ăn cần khí dung trước
  • Làm thông thoáng đường thở: Cho bệnh nhân hít hơi ẩm, uống nhiều nước giúp loãng đờm, mỗi ngày bệnh nhên nên uống nước khoảng 2-3 lít/ ngày, nước trái cây càng tốt
  • Dẫn lưu tư thế kết hợp vỗ rung lồng ngực để tống đờm ra ngoài
  • Hút đờm dãi nếu bệnh nhân quá yếu không tự khạc đờm được

Hướng dẫn bệnh nhân cách ho có hiệu quả

  • Ho ở tư thế ngồi, đầu hơi cúi về phía trước
  • Đầu gối và hông ở tư thế gấp để các cơ bụng mền và ít căng ra khi ho
  • Hít vào chậm qua mũi và thở ra qua môi mím vài lần
  • Ho 2 lần mỗi lần thở ra, trong khi co cơ bụng đúng lúc hít vào
  • Cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp: cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu. Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày không nên ăn quá no. Cung cấp đủ các loại thực phẩm. Năng lượng đảm bảo 2500- 3000 kcalo. Món ăn trình bày đẹp mắt, hợp khẩu vị bệnh nhân. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ kích thích bệnh nhân ăn ngon.

Chăm sóc bệnh nhân hen phế quản

Chăm sóc bệnh nhân hen phế quản

Nếu có y lệnh của bác sĩ về truyền dịch hoặc nuôi ăn qua sonde thì tuân thủ theo y lệnh.

  • Cung cấp kiến thức và giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân

Cung cấp kiến thức về bệnh cho bệnh nhân về bệnh hen phế quản và cách sinh hoạt, tập luyện phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân. Tránh thay đổi nhiệt độ quá đột ngột, khuyên bệnh nhân bỏ thuốc lá, thuốc lào, rượu, các thói quen xấu và nên sống trong môi trường sống trong lành ít khói bụi.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn