Bệnh nhuyễn xương ở trẻ và những điều cha mẹ nên biết

Nhuyễn xương ở trẻ em chính là bệnh còi xương, hay còn được gọi là Osteomalacia, bệnh do thiếu vitamin D làm cho xương trẻ bị mềm, cong và dễ bị gãy.

Bệnh nhuyễn xương ở trẻ và những điều cha mẹ nên biết

Bệnh nhuyễn xương ở trẻ và những điều cha mẹ nên biết

Nhuyễn xương còn có thể do những bất thường trong tạo xương, hay thiểu năng cốt hóa xương gây ra.

Các triệu chứng của nhuyễn xương

Khi trẻ bị nhuyễn xương thì ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng, chỉ đến khi bệnh nặng hơn mới có triệu chứng như: đau nhức xương, cơ bắt bị suy nhược. Các vùng xương bị nhức phổ biến là vùng thắt lưng, đoạn cùng-cụt, vùng xương chậu, xương chân. Ngoài ra còn có triệu chứng nhược cơ rõ ràng, các cơ ở cánh tay, cơ chân bị giảm trương lực cơ khiến cho trẻ di chuyển khó khăn, vận động bị bạn chế, dáng đi bất thường, biến dạng khung lồng ngực.

Nguyên nhân dẫn tới nhược cơ

Bác sĩ tư vấn: Bộ xương là giá đỡ của toàn bộ cơ thể, nó cần được cung cấp canxi và phosphate để hình thành và phát triển, tuy nhiên khi cơ thể không cung cấp đủ hai loại này thì xương sẽ bị suy nhược, chậm phát triển, không bền chắc. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhuyễn xương như:

– Vitamin D tham gia điều hòa quá trình hấp thu canxi của cơ thể, mà ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm có khả năng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. Vì thế, nếu trẻ ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ dễ mắc phải bệnh còi xương.

– Trong khẩu phần ăn thiếu vitamin D cũng là một trong các nguyên nhân dẫn tới nhuyễn xương.

– Không chỉ ở trẻ em, nêu người lớn tiến hành một số phẫu thuật cắt bỏ liên quan tới dạ dày hoặc ruột thì cũng dẫn tới hạn chế hấp thu vitamin D.

– Người bị mắc bệnh celiac dẫn tới rối loạn tự miễn; hoặc rối loạn chức năng thận hoặc gan; hội chứng Fanconi cũng là một trong các nguyên nhân gây nguyễn xương.

– Người sử dụng một số loại thuốc giúp điều trị các bệnh liên quan tới hệ thần kinh như: phenobarbital, barbiturat hoặc phenytoin cũng có khả năng ảnh hưởng tới xương. Hoặc dùng các thuốc chữa bệnh suy thận mạn, thuốc chống co giật, đi tiêu phân mỡ… trong thời gian dài cũng có nguy cơ mắc nhuyễn xương.

Nguyên nhân dẫn tới nhược cơ

Nguyên nhân dẫn tới nhược cơ

Biến chứng của nhuyễn xương

Các biến chứng của nhuyễn xương chủ yếu là làm cho xương trở nên mềm, dễ gãy, dễ bị biến dạng khi bị tác động. Trẻ em bị nguyễn xương dễ bị mắc các tật về cột sống, xương lồng ngực bị biến dạng, đồng thời dáng đi và mọi hoạt động cá nhân trở nên khó khăn. Trẻ trở nên còi cọc, các quá trình cốt hóa và chức năng của xương cũng bị suy giảm.

Để phát hiện còi xương sớm cho trẻ thì bố mẹ nên thường xuyên cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kì, quan sát tốc độ của con so với những đứa trẻ cùng nhóm tuổi.

Phương pháp điều trị và phòng chống cho bệnh nhuyễn xương

Khi có phát hiện trẻ bị nhuyễn xương, bố mẹ cần có những thay đổi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng như trong khẩu phần ăn. Các phương pháp điều trị bệnh nhuyễn xuong gồm:

– Bổ sung vitamin D trong khẩu phần ăn hoặc sử dụng thuốc trực tiếp như: trẻ nhỏ nên cho tắm nắng vào buổi sáng sớm khoảng nửa giờ mỗi ngày để tăng tổng hợp vitamin D; cũng có thể uống bổ sung vitamin D2, D3, dầu gan cá cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ mắc nhuyễn xương nhưng thuộc nhóm kháng vitamin thì không sử dụng vitamin D2 mà cho trẻ dùng D3 với liều cao.

Phương pháp điều trị và phòng chống cho bệnh nhuyễn xương

Phương pháp điều trị và phòng chống cho bệnh nhuyễn xương

– Ngoài bổ sung vitamin D cũng cần bổ sung canxi và khoáng chất cho trẻ bằng thực phẩm như: như ngũ cốc,bánh mì, sữa, sữa chua, cá thu, cá hồi, cá mòi…

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn