Bệnh quai bị thường được biết đến là sự viêm tuyến nước bọt mang tai do viurt gây ra. Thông thường khi cơ thể đã có miễn dịch thì sẽ không bị mắc loại virut nữa.
- Ảnh hưởng của thể dục thể thao đối với hệ tiêu hoá và hệ thống thần kinh
- Những điều nhất định phải biết về viêm da do ánh nắng
- Phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh Parkinson
Bệnh quai bị và những kiến thức bạn nhất định phải biết
Vì thế bệnh quai bị được xếp vào một trong những bệnh chỉ mắc một lần trong đời. Tuy nhiên người nhiễm virut sẽ gặp rất nhiều phiền toái.
Tác nhân gây ra bệnh quai bị là gì?
Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, bệnh gây ra do sự xâm nhập và nhân lên của một loại virut có tên khoa học là Mumps virus, thuốc họ Paramyxoviridae. Virut này có thể sống ở môi trường tụ nhiên khoảng 1- 2 tháng ở nhiệt độ khoảng 15-20 độ C, tức là ở thời tiết chuyển mùa giữa mùa thu và mùa đông, hoặc mùa đông sang mùa xuân. Loài này còn có sức chống chịu lạnh rất tốt, nó có thể tồn lại tới 1-2 năm ở nhiệt độ đóng băng từ -25 đến -700 độ C; tuy nhiên nếu muốn tiêu diệt nó hoàn toàn thì nhiệt độ phải lên tới trên 56 độ C, hoặc dưới ánh sáng mặt trời có tia tử ngoại.
Con đường lây bệnh
Bệnh lây lan nhanh qua đường nước bọt, có thể do người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện cũng có thể làm virut di chuyển và lây sang người khác.
Bệnh quai bị có những triệu chứng gì?
Thông thường bệnh không có biểu hiện triệu chứng, phải đến khi virut đã xâm nhập và gây bệnh khoảng 2-3 tuần thì mới xuất hiện những triệu chứng ra bên ngoài như:
– Tuyến nước bọt bị viêm làm sưng tấy một bên mặt tương ứng, cũng có thể là viêm cả 2 tuyến mang tai cùng lúc dẫn tới sưng đau cả 2 bên mang tai.
– Thường người bệnh sẽ mệt mỏi, sốt cao, khi ăn sẽ có cảm giác nhức, buốt, chán ăn.
– Khóm hạch ở cổ bị sưng, đau.
– Một số bệnh nhân có thể bị viêm amidan.
Các triệu chúng bệnh sẽ lui dần sau khoảng 10 ngày, sau đó bệnh sẽ tự khỏi
Bệnh quai bị có những triệu chứng gì?
Biến chứng mà quai bị gây ra
Bệnh quai bị gây ra biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời, tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng gặp biến chứng. Một số biến chứng đó là: viêm tinh hoàn, viêm tụy, viêm não, viêm màng não, sẩy thai, viêm cơ tim.
Phương pháp điều trị và thuốc
Căn bệnh này khá phổ biến, cũng như các bệnh do virut khác, gần như bệnh sẽ tự khỏi khi cơ thể có sức đề kháng tốt. Thông thường người trưởng thành có miễn dịch tự nhiên. Phần lớn bệnh xảy ra ở trẻ em, nếu chưa được tiêm vaccine tỉ lệ sẽ mắc bệnh cao hơn. Sau khi đã mắc bệnh hoặc được tiêm phòng thì có khăng kháng bệnh nhiều năm, có thể là suốt đời.
Biện pháp điều trị và phòng ngừa lây nhiễm
Bác sĩ tư vấn khuyên bệnh nhân mắc bệnh quai bị cần được nghỉ ngơi và hạ sốt. Tránh tiếp xúc đường hô hấp với người khác để tránh lây lan, đặc biệt là trẻ em. Nên ăn các thức ăn mềm, dễ nhai, nuốt; trong trường hợp người bệnh bị sưng đau không thể nhai có thể ăn dạng cháo hoặc súp. Nên uống bổ sung thêm nhiều nước, tuy nhiên không nên uống nước ép hoặc ăn các loại hoa quả có bị chua. Sử dụng thuốc chống viêm không chứa steroid để giảm các triệu chứng cửa bệnh như ibuprofen, hoặc cũng có thể dùng acetaminophen. Người lớn bệnh cũng có thể sử dụng aspirin, nhưng trẻ em thì không.
Biện pháp điều trị và phòng ngừa lây nhiễm
Nếu người bệnh có một trong các dấu hiệu bất thường sau cần thông báo với bác sĩ ngay để có các biện pháp điều trịt hợp lí như: sốt cao, đau bụng, đau hoặc sưng tinh hoàn…
Nếu gia dình có người bị mắc quai bị thì hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, tránh ăn uống chung để tránh lây nhiễm bệnh.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn