Bệnh đau mắt đỏ, hay còn gọi là viêm màng kết là một loại bệnh khá thường gặp ở mắt, bệnh rất dễ lây lan nếu và gây thành dịch. Chính vì vậy nắm được những biện pháp phòng bệnh là điều vô cùng cần thiết.
- Hội chứng thận hư và những nguy hiểm khó lường
- Bà bầu bị mắc sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
- Điểm danh thực phẩm tốt cho chiều cao của trẻ
Nhìn trực tiếp có lây đau mắt đỏ không?
Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc, là một bệnh gặp phổ biến có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và thường tăng lên khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh có những biểu hiện như: Nóng rát, đau trong mắt, người bệnh có cảm giác bị cộm trong mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nề, chảy nước mắt, kèn đặc dử mắt. Nguyên nhân chính gây nên chứng đau mắt đỏ là do vi khuẩn, hoặc do virus mà phổ biến nhất là loại virus Andenol, tuy nhiên loại virus này có nhiều tuyp khác nhau, nên người bệnh có thể mắc virus tuyp này hoặc nhiễm virus tuyp khác.
Nhìn trực tiếp có lây đau mắt đỏ không?
Cũng như một số bệnh về đường hô hấp khác, bệnh viêm kết mạc có thể dễ dàng lây lan qua việc tiếp xúc với người bệnh, qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua những vật dụng sử dụng mà người mắc bệnh dùng như: khăn mặt, bát ăn, cốc uống, đồ chơi,… bệnh viêm kết mạc rất dễ dàng lây lan ra diện rộng nếu không được chữa trị kịp thời có thể để lại những hậu quả đáng tiếc cho mắt, đặc biệt trong giai đoạn ủ bệnh chính là thời điểm mà tốc độ lây truyền nhanh nhất.
Theo đó, các Bác sĩ chuyên khoa đã khẳng định không có việc lây đau mắt đó thông qua nhìn trực tiếp người bệnh bởi tác nhân gây bệnh là do virus gây ra, người bình thường có thể bị virus xâm nhập bằng nhiều con đường khác nhau như: dính dịch tiết của người bệnh đưa lên dụi vào mắt, sử dụng chung khăn, chậu rửa mặt, bắt tay, hoặc do có vật chung gian như: ruồi, gián, bát đũa,…. Từ đó có thể truyền bệnh cho người lành. Đặc biệt, đau mắt đỏ có thể lây truyền nhanh qua những hạt tiết tố nhỏ khi bệnh nhân, hắt hơi hoặc nói chuyện, thông qua đồ dùng cá nhân.
- Đeo kính có ngăn chặn lây nhiễm bệnh?
Việc đeo kính đối với bệnh nhân đau mắt đỏ mặc dù không ngăn chặn được hoàn toàn khả năng lây truyền bệnh nhưng có khả năng giảm thiểu khả năng lây bệnh. Nếu đeo kính nhưng vẫn dùng chung các vật dụng cá nhân thì khả năng lây bệnh là rất lớn.
- Làm gì khi bị đau mắt đỏ?
Bạn cần lau, rửa mắt ít nhất 2 lần 1 ngày để lấy dử mắt, nên sử dụng khăn ẩm, bông lau. Tránh để mắt tiếp xúc với khói bụi, trẻ bị đau mắt nên nghỉ học tránh nơi đông người, trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ thuốc cần vệ sinh tay sạch sẽ. Người bệnh cần nghỉ ngơi, cách ly dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Bệnh đau mắt đỏ không quá nguy hiểm tuy nhiên nếu điều trị không đúng cách dễ bị viêm, loét giác mạc.
Không nên dụi hoặc sờ vào mắt đã bị nhiễm trùng
Phòng ngừa đau mắt đỏ như thế nào?
Dược sĩ Đại học chia sẻ những biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ hiệu quả:
- Cần giữ vệ sinh cá nhân tốt, dùng riêng các vật dụng cá nhân, khi mắc bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp, tiếp xúc với người bình thường tránh lây lan bệnh.
- Bạn nên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm nhiều lần mỗi ngày
- Không nên dụi hoặc sờ vào mắt đã bị nhiễm trùng. Nếu chỉ có một mắt bị nhiễm trùng, tuyệt đối đừng sờ vào mắt kia. Rửa tay bằng xà bông ngay khi sờ vào mắt hoặc mặt người bệnh.
- Để hạn chế đau mắt đỏ, bạn cần hạn chế đưa tay bẩn lên mắt, nên đeo kính râm khi ra đường, khi mắt tiếp xúc với nhiều bụi bẩn nên rửa sạch mắt có thể sử dụng dung dịch Natri Clorid 0,9%, rửa mặt bằng khăn sạch và nước sạch, khăn mặt thường xuyên giặt bằng xà phòng và phơi dưới nắng để vi khuẩn không có lợi bị loại bỏ.
Hy vọng với những biện pháp mà chúng tôi cung cấp, bệnh nhân đau mắt đỏ có thể chủ động phòng bệnh hiệu quả.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn