Cách nhận biết sớm và phòng ngừa loãng xương

Loãng xương nếu không được phòng ngừa và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng đời sống của người bệnh.

Theo các Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn nhận định nhận biết sớm và phòng ngừa loãng xương ngay từ khi 20 tuổi là một vấn đề không được quan tâm đúng mức của người dân, bởi lẽ nhiều người cho rằng loãng xương chỉ có thể xảy ra khi về già. Thực tế, xương phát triển đạt tới đỉnh điểm ở năm 25 – 30 tuổi và quá trình hủy xương diễn ra ngay sau đó gây loãng xương.

Nguyên nhân của bệnh loãng xương

Người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh loãng xương: Nếu trong gia đình bạn có người bị mắc bệnh loãng xương như mẹ và bà của bạn thì bạn có nguy cơ cao sẽ bị mắc bệnh này tiếp tục.

Kinh nguyệt không đều: bởi vì estrogen có liên quan đến mật độ khoáng xương nên những người phụ nữ kinh nguyệt không đều sẽ dễ bị mắc bệnh loãng xương hơn.

Suy buồng trứng sớm: những người phụ nữ bị suy buồng trứng trước khi 40 tuổi có thể mắc bệnh loãng xương.

Hút thuốc: thêm một lí do nữa để bạn nhanh chóng bỏ đi thuốc lá rất độc hại cho sức khỏe là ngoài ung thư phổi, tim, đột quỵ, hút thuốc lá cũng ảnh hưởng tới việc loãng xương rất nhiều.

Vấn đề tuổi tác: người lớn tuổi ít hoạt động ngoài trời, thiếu ánh nắng, thiếu vitamin D; chức năng dạ dày, đường ruột, gan, thận và tạo xương suy yếu; xương bị thoái hóa nhanh chóng.

Theo chia sẻ của các Dược sĩ Đại học việc thiếu dinh dưỡng sẽ dẫn đến thiếu canxi, phốt pho, magie, albumin dạng keo, acid amin, và các nguyên tố vi lượng thiếu cũng góp phần gây loãng xương.

Biểu hiện của bệnh loãng xương

Biểu hiện đầu tiên của bệnh là đau nhức các đầu xương, mỏi dọc các xương dài. Đau nhức như châm chích toàn thân, đau âm ỉ. Đau sẽ tăng lên khi đi lại,vận động, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ. Đau cột sống, đau thắt ngang cột sống hoặc đau lan sang một hoặc hai bên mạn sườn, đau dọc theo các dây thần kinh liên sườn, dọc theo dây thần kinh đùi, thần kinh tọa, có khi đau tăng lên do hắt hơi, ho, nín hơi, xì hơi, cười to…

Một biểu hiện khá rõ ràng và có thể quan sát được của loãng xương là giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau ở vùng lưng (cột sống ngực) và thắt lưng. Gãy xương là triệu chứng rõ nhất và cũng là biến chứng nặng nhất của loãng xương. Gãy xương do loãng xương là các trường hợp gãy xương tự nhiên hoặc sau một chấn thương rất nhẹ, thường xảy ra ở vị trí xương đốt sống, cổ xương đùi và cổ tay.

Khi bạn còn trẻ, mô xương của liên tục phát triển tạo cho cơ thể một khung xương vững chắc. Nhưng đến độ tuổi 25 – khi xương phát triển đạt đỉnh thì quá trình hủy xương bắt đầu diễn ra, quá trình này xảy ra nhanh hơn gấp nhiều lần quá trình phát triển và hoàn thiện xương mới. Tình trạng này gây ra bệnh loãng xương khiến cho xương yếu hơn, giòn và dễ gãy, đặc biệt ở những nơi như cột sống, cổ tay, xương hông người bệnh thường xuyên cảm thấy hoạt động kém và đau nhức.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp bạn phòng bệnh loãng xương hiệu quả

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp bạn phòng bệnh loãng xương hiệu quả

Cách phòng ngừa loãng xương từ sớm

  • Tập thể dục hàng ngày

Một trong những thói quen tốt nhất mà bạn có thể giúp xương trở nên khỏe mạnh hơn trong độ tuổi 20 là thiết lập thói quen tập thể dục mỗi ngày.

Một sô bài tập thể dục bạn nên chọn là yoga, chạy và đi bộ nhanh. Đặc biệt những hoạt động tập thể dục này có thể giúp cải thiện xương hông ở phụ nữ tiền mãn kinh.

  • Bổ sung vitamin D và canxi cho cơ thể

Nên ăn gì để ngăn ngừa loãng xương cũng là câu hỏi cần quan tâm. Chế độ ăn uống mà bạn thực hiện ở độ tuổi 20 có thể giúp cho việc xây dựng các mô xương trở nên chắc khỏe. Canxi và vitamin D rất quan trọng cho sức khỏe của xương. Bạn nên ăn các thực phẩm giàu những chất này như sữa tươi, sữa chua, cải, hạnh nhân, cam, cá hồi và các loại cá béo khác, trứng, ngũ cốc…Bên cạnh đó, ánh nắng vào buổi sớm là nguồn cung cấp vitamin tốt nhất cho cơ thể, chiếm khoảng 80% lượng vitamin D cơ thể tổng hợp được.

  • Duy trì cân nặng phù hợp

Ngoài việc xây dựng một chế độ ăn uống tốt và tập thể dục thì duy trì cân nặng phù hợp với cơ thể cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của xương. Những phụ nữ thiếu cân có nguy cơ mắc bệnh loãng xương sớm hơn. Còn những người thừa cân có lượng mỡ nội tạng lớn sẽ làm giảm mật độ khoáng xương.

Nguyễn Thảo – tapchisuckhoe.edu.vn