Cần ngừa loãng xương từ lúc trẻ

Loãng xương thường không gây nên triệu chứng gì cho đến khi ảnh hưởng tới cuộc sống thậm chí là gãy xương. Vì thế, tốt nhất bạn cần phòng ngừa loãng xương ngay từ lúc trẻ.

Cần ngừa loãng xương từ lúc trẻ

Cần ngừa loãng xương từ lúc trẻ

Loãng xương do mật độ khoáng của xương thấp, là rối loạn của hệ xương gây giảm chức năng cấu trúc của xương, tăng nguy cơ gãy xương do giảm sức mạnh xương.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến loãng xương

Bệnh loãng xương xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi trung niên nhát là phụ nữ giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh. Ngoài ra có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh loãng xương ở người trẻ như:

  • Sử dụng chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá giảm khả năng hấp thụ canxi
  • Lười vận động thể dục, thể thao, ít hoạt động thể lực
  • Ít hoạt động ngoài trời
  • Stress
  • Làm dụng thuốc coricoid
  • Nguyên nhân gây ra loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh, người già (loãng xương tiên phát) là do sự mất cân bằng giữa các hormon vỏ thượng thận gây tăng hoạt động của tế bào xương, giảm mật độ xương, giảm hấp thụ canxi.
  • Nguyên nhân gây ra loãng xương ở mọi lứa tuổi (loãng xương thứ phát) do:
  • Bệnh nhân bị bất động quá lâu
  • Nghề nghiệp
  • Mắc các bệnh về nội tiết, rối loạn nội tiết, bệnh về tuyến sinh dục, vỏ thượng thận, cường giáp,…
  • Mắc các bệnh lý về thận: chạy thận nhân tạo, suy thận mạn,…
  • Sử dụng thuốc corticoid kéo dài

Do điều kiện sống chưa được quan tâm đúng và đầy đủ nên phụ nữ ở Việt Nam mắc loãng xương cao hơn rất nhiều so với nam giới. Mỗi ngày, người lớn cần đưa vào cơ thể khoảng 800mg canxi nhưng lượng trung bình chỉ ở mức 500mg.

Bác sĩ tư vấn: Chi phí điều trị loãng xương hiện nay chủ yếu là là điều trị gãy xương và xẹp lún xương, đốt sống. Chi phí này rất cao tương đương với chữa bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim, trở thành gánh nặng cho cộng đồng.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến loãng xương

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến loãng xương

Diễn biến âm thầm của bệnh loãng xương

Loãng xương thường không gây triệu chứng, diễn ra từ từ. Khi bệnh nặng bị gãy xương hoặc xẹp lún xương, xẹp đốt sống mới có biểu hiện:

Đau cột sống: đau xung quanh vùng cột sống hoặc đau lan sang hai bên mạn sườn. Khi thay đổi tư thế thấy giật cơ, đau đớn. Nằm yên sẽ thấy dễ chịu hơn

Đau nhức đầu xương: mỏi dọc các xương, đau nhức như bị châm chích, đau tăng lên về đêm, nghỉ ngơi vẫn thấy đau

Gù vẹo cột sống: giảm chiều cao do đốt sống bị lún, xẹp lún đốt sốn

Triệu chứng toàn thân: ớn lạnh toàn thân, thường xuyên cảm thấy lạnh, chuột rút, ra mồ hôi nhiều…

Biến chứng nặng nề

Biến chứng của bệnh loãng xương rất nặng nề đó là rạn xương, gãy xương, nứt vỡ xương, cong vẹo cột sống, cong xương, chiều cao giảm, cong ống chân,… nếu gặp những tác động như ngã, trượt chân rất dễ gãy, lún cột sống,… những xương dễ chịu tổn hại nhât là xương đùi, cột sống, cánh tay, cẳng tay, cẳng chân,…

Điều trị loãng xương

Cải thiện bệnh loãng xương nhờ chế độ sau:

  • Sinh hoạt hợp lý: vận động, tập luyện, nghỉ ngơi phù hợp với lứa tuổi. Nên vận động đều đặn ở ngoài trời giúp cơ bắp dẻo dai, tinh thần phấn chấn, minh mẫn hơn. Người cao tuổi cần cần thận trong đi lại, tập luyện, không nên quá sức, không nên ngồi một chỗ.
  • Dùng thuốc: sử dụng giảm đau khi cần thiết, chỉ nên dùng dạng đơn thuần như paracetamol hoặc calcitonine xịt mũi, tiêm bắp cho các trường hợp đau nặng sau gãy xương. Tuyệt đối không lạm dụng các thuốc giảm đau kháng viêm, đặc biệt là corticoid gây nặng thêm tình trạng bệnh loãng xương.
  • Sử dụng thuốc kích thích sản sinh tế bào sản sinh xương, ức chế hoạt động của tế bào hủy xương theo chỉ định của bác sĩ. Điều trị khoảng 2 năm với chi phí thường khá cao.

Điều trị loãng xương

Điều trị loãng xương

Phòng chống loãng xương rất quan trọng

  • Do chi phí điều trị cao so với mặt bằng chung của người dân lao động nên chúng ta cần phòng ngừa từ sớm.
  • Ngay từ lúc còn thanh thiếu niên cần có chế độ ăn đủ dinh dưỡng và đủ canxi. Vitamin D cũng rất quan trọng cho việc hấp thụ canxi và phốt pho.
  • Người trẻ dưới 15 cần 600mg canxi/ ngày, người lớn cần 800mg canxi, người già cần nhiều hơn khoảng 1000mg do hấp thụ kém hơn.
  • Thực phẩm giàu canxi gồm: sữa và các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, các loại cá kho nhừ ăn cả xương, ngũ cốc, các loại hạt tự nhiên: mè, đậu đỗ, đậu nành, hạnh nhân, óc chó,…

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn