Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp thứ phát

Ngoài kiểm soát huyết áp mục tiêu của bệnh nhân, còn cần điều trị các bệnh lý nguyên nhân, làm giảm nguy cơ phát sinh các biến chứng như bệnh tim mạch, suy thận, đột quỵ…

Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp thứ phát
Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp thứ phát

Xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp thứ phát

Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, chẩn đoán tăng huyết áp thứ phát cần đo huyết áp đúng cách. Bác sĩ sẽ mất 3 – 6 lần kiểm tra huyết áp tại các cuộc hẹn riêng biệt trước khi đưa ra chẩn đoán tăng huyết áp. Đồng thời, nhằm tìm ra nguyên nhân gây tăng huyết áp, các chỉ định xét nghiệm sau có thể được đưa ra:

  • Xét nghiệm sinh hóa máu: nhằm kiểm tra cân bằng điện giải (nồng độ các ion natri, kali..) xét nghiệm cholesterol toàn phần và chất béo trung tính,..
  • Tổng phân tích nước tiểu: qua kết quả này bác sĩ có thể gián tiếp xác định tăng huyết áp có liên quan đến các vấn đề về thận.
  • Siêu âm thận: đây là một xét nghiệm không xâm lấn nhằm mục đích xác định có tồn tại bất thường cấu trúc của thận liên quan đến thay đổi trên huyết áp hay không.
  • Điện tâm đồ (ECG). Nếu bác sĩ cho rằng chứng tăng huyết áp có thể được gây ra bởi một vấn đề tim, có thể điện tim. Trong thử nghiệm không xâm lấn này, cảm biến (điện cực) được gắn vào ngực và tay chân có thể phát hiện các hoạt động điện của tim.

Phương pháp điều trị và thuốc điều trị tăng huyết áp thứ phát

Điều trị tăng huyết áp thứ phát có điểm khác nhau cơ bản so với điều trị tăng huyết áp vô căn. Đó là ngoài kiểm soát huyết áp mục tiêu của bệnh nhân, còn cần điều trị các bệnh lý nguyên nhân, nhờ đó làm giảm nguy cơ phát sinh các biến chứng như bệnh tim mạch, suy thận, đột quỵ…

Tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp, các phương pháp khác nhau như điều trị thuốc hoặc phẫu thuật có thể được nghĩ đến. Thông thường khi đã kiểm soát được bệnh nguyên nhân, sẽ làm tình trạng tăng huyết áp được kiểm soát. Ngoài ra, các biện pháp như thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý, duy trì cân nặng khỏe mạnh cũng góp phần đáng kể giữ cho chỉ số huyết áp tối ưu.

Bệnh nhân sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị bệnh

Bệnh nhân sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị bệnh

Ngày nay, người ta sử dụng một số nhóm thuốc sau nhằm mục đích kiểm soát huyết áp:

  • Thuốc lợi tiểu thiazide

Lợi tiểu thiazide hay còn gọi là lợi tiểu quai. Thuốc có tác dụng tăng đào thải muối và nước, qua đó giảm thể tích dịch tuần hoàn, giảm huyết áp. Thường nhóm lợi tiểu thường được chỉ định đầu tiên, kết hợp với các nhóm khác chứ ít sử dụng làm thuốc điều trị độc lập.

  • Nhóm ß – blockers

Thuốc hoạt động dựa trên việc ức chế các thụ thể ß của hệ thần kinh giao cảm. Kết quả sẽ làm giảm nhịp tim, đồng thời làm giãn mạch máu khiến huyết áp hạ xuống.

  • Ức chế men chuyển (ACE)

Dược sĩ Đại học tư vấn, nhóm ức chế men chuyển có cơ chế hoạt động là ức chế enzyme chuyển hóa Angiotensin I thành Angiotensin II. Khi Angiotensin II không được tạo thành, tác dụng co mạch của nó sẽ bị ngăn chặn. Mạch máu giãn, sức cản ngoại vi giảm sẽ giúp bệnh nhân hạ được huyết áp. Nhóm ACE có hiệu quả rất tốt ở nhóm bệnh nhân có bệnh lý mạch vành, suy tim hoặc suy thận.

  • Chặn thụ thể Angiotensin II

Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế cạnh tranh trực tiếp với Angiotensin II trên thụ thể. Chúng bám lấy thụ thể, chiếm chỗ không cho Angiotensin II bám vào thụ thể. Giống như nhóm ACE, nhóm chẹn thụ thể cũng làm cho Angiotensin II mất đi tác dụng, khiến mạch máu giãn, và làm hạ huyết áp.

  • Chẹn kênh canxi

Thuốc chẹn kênh canxi có tác dụng thư giãn cơ trơn thành mạch, đồng thời thư giãn cơ tim. Kết quả là các mạch máu giãn rộng và tim đập chậm hơn. Nhờ vào tác dụng này mà chẹn kênh canxi có thể kiểm soát được huyết áp của bệnh nhân.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn