Chế độ sinh hoạt cho bệnh tăng huyết áp

Ngoài việc sử dụng thuốc cũng như tuân thủ chế độ điều trị bệnh nhân tăng huyết áp cũng cần có chế độ sinh hoạt hợp lý để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.

Chế độ sinh hoạt cho bệnh tăng huyết áp

Chế độ sinh hoạt cho bệnh tăng huyết áp

Được ví là kẻ giết người thầm lặng, bệnh nhân thường không tự cảm nhận được rằng mình bị tăng huyết áp bởi những triệu chứng ban đầu rất mờ nhạt, nhưng biến chứng do bệnh thì lại rất nhiều.

Làm sao để biết bản thân có tăng huyết áp

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, khác với các bệnh lý khác sẽ có những triệu chứng khác thường mà người bệnh phát hiện ra để đi khám phát hiện  bệnh ở giai đoạn sớm. Tăng huyết áp trong giai đoạn đầu hầu như không hề có triệu chứng gì đặc biệt, chỉ khi huyết áp lên quá cao mới có cảm giác nóng bừng, hồi hộp trong người. Bệnh nhân phát hiện mình tăng huyết áp hầu hết thông qua những buổi kiểm tra sức khỏe định  kỳ.

Huyết áp chính là áp lực của máu lên thành mạch, áp lực này phụ thuộc vào 3 yếu tố: Sức co bóp của cơ tim, thể tích máu, sức cản của thành mạch. Tăng huyết áp được chẩn đoán dựa vào chỉ số huyết áp đo được thông qua đo huyết áp đúng kỹ thuật. Theo quy ước của Tổ chức Y tế Thế giới, tăng huyết áp ở người trưởng thành là khi huyết áp cao hơn 140/90 với 2 lần khám khác nhau, mỗi lần khám đo huyết áp ở ít nhất 2 thời điểm khác nhau.

Tăng huyết áp có 2 loại đó là tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát. Trong đó phần lớn là bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (90%) tức là không tìm thấy nguyên nhân mà chỉ phát hiện ra một số yếu tố nguy cơ như: Hút thuốc lá, béo phì, chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh

Để điều trị tăng huyết áp chủ yếu dựa vào sử dụng thuốc thường xuyên và điều chỉnh lối sống cho phù hợp. Thuốc cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian và lưu ý không được quên uống. Về điều chỉnh lối sống cần chú ý  tới một số vấn đề sau: Giảm cân thừa, hạn chế muối, hoạt động thể lực, ngừng hút thuốc lá…

Chế độ luyện tập hiệu quả giúp bệnh nhân ổn định được huyết áp

Chế độ luyện tập hiệu quả giúp bệnh nhân ổn định được huyết áp

Chế độ sinh hoạt phù hợp là rất quan trọng

Theo chia sẻ của các Dược sĩ tư vấn, giảm cân thừa là điều cần thiết, bởi cứ giảm 10 kg thể trọng thừa có thể giảm được 5 – 20mmHg huyết áp. Để giảm được cân thừa cần kết hợp giữa chế độ ăn phù hợp và tập luyện thể lực phù hợp. Nên ăn những thực phẩm có lợi như rau củ, trái cây, thịt tươi và hạn chế thực phẩm nhiều mỡ ( đặc biệt là mỡ động vật chứa chất béo bão hòa), hạn chế thức  ăn nhanh.

Giảm ăn muối với lượng khuyến cáo là khoảng 6g NaCl/ ngày có thể giúp giảm được 2-8 mmHg. Đây được gọi là chế độ ăn nhạt tương đối, để đảm bảo đúng bạn cần lưu ý trong thực phẩm đã có 1 hàm lượng muối nhất định, đặc biệt có những thực phẩm giàu muối như: Dưa muối, thịt muối, thịt hun khói, rau muống… Nên việc cho muối cần cân nhắc, ví dụ như nếu bữa ăn đã có những thực phẩm giàu muối thì không cần thêm muối vào các thực phẩm khác.

Hoạt động thể lực phù hợp với sức khỏe và tuổi tác sẽ hỗ trợ đáng kể trong giảm huyết áp nền, ví dụ đi bộ ít nhất 30 phút/ ngày có thể giảm được 4-9 mmHg. Khi tập cũng nên lưu ý không vận động quá sức cũng có thể gây tăng huyết áp nhất thời.

Hạn chế đồ uống có cồn và ngưng hút thuốc lá có thể giúp giảm được huyết áp đồng thời giảm đi các nguy cơ biến chứng tim mạch, đột quỵ…

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn