Chuyên gia bật mí những lưu ý trong chế độ ăn cho bệnh nhân lao phổi

Lao phổi là bệnh lý viêm nhiễm nhu mô phổi do trực khuẩn lao gây ra. Bệnh lây lan qua đường hô hấp. Trong quá trình điều trị bệnh thì ngoài việc dùng thuốc thì bệnh nhân lao phổi nên ăn gì, tránh ăn gì là điều mà bệnh nhân và người nhà rất băn khoăn, quan tâm.

Chuyên gia bật mí những lưu ý trong chế độ ăn cho bệnh nhân lao phổi

Chuyên gia bật mí những lưu ý trong chế độ ăn cho bệnh nhân lao phổi

Nguyên nhân gây lao phổi

Tác nhân chính gây bệnh lao phổi là do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis xâm nhập vào phổi gây nên. Ngoài ra một số nguyên nhân khác gây bệnh như sống trong môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, hóa chất độc hại; tiếp xúc thường xuyên với người bệnh hoặc chất thải có chứa vi khuẩn như đờm rãi, nước bọt; ăn những thức ăn có nhiễm vi khuẩn lao, uống sữa bò không tiệt trùng,…

Điều kiện thuận lợi gây ra bệnh:

– Khi hệ miễn dịch bị suy yếu như trong trường hợp người mắc bệnh HIV, bệnh tiểu đường, cơ thể suy nhược,…

– Việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm như nhiều khói bụi, ẩm ướt, nhiều khí uế, tạo điều kiện thuận lợi cho lao khuẩn phát triển và gây bệnh.

– Thường xuyên tiếp xúc với người bệnh mà không mang phương tiện phòng hộ.

Bệnh lao phổi nên ăn gì?

Theo cô Lê Dung giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết bệnh nhân lao phổi nên bổ sung những loại thực phẩm có công dụng tăng cường hệ miễn dịch, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn như sau:

  • Đa dạng các món ăn

Những bệnh nhân bị lao phổi thường chán ăn do tình trạng sức khỏe yếu và do ảnh hưởng của thuốc điều trị. Do đó, thực đơn cho người bệnh cần đa dạng món, chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày.

  • Tăng cường các loại vitamin C, A và E

Người bị bệnh lao phổi thường thiếu hụt các loại vitamin này. Vitamin C, A, E có tác dụng bảo vệ niêm nạc, hệ miễn dịch được tăng cường và tránh các nguy cơ nhiễm khuẩn. Những thực phẩm giàu vitamin C, A, E cần bổ sung: quả chín có màu cam, vàng đỏ như  cam, bưởi, cà chua, ổi, gấc, xoài, cà rốt, các loại rau có màu xanh đậm giàu vitamin A và C, các loại thịt đỏ như bò, thịt lợn nạc, gan gia súc, gia cầm,…

Bệnh lao phổi nên ăn gì?

Bệnh lao phổi nên ăn gì?

  • Thực phẩm giàu kẽm

Khi uống thuốc chữa trị lao phổi, cơ thể người bệnh bị thiếu hụt kẽm, khiến bệnh nhân lao phổi ăn không ngon, chán ăn và hệ miễn dịch bị suy giảm. Do đó, trong thực đơn cho người bệnh lao phổi nên bổ sung kẽm. Một số thực phẩm giàu kẽm: thịt lợn nạc, hến, sò, tôm cua, thịt bò, lòng đỏ trứng gà, đậu tương, đậu hà lan, hạnh nhân, sữa chua…

  • Thực phẩm nhiều vitamin K

Bác sĩ tư vấn: Hệ miễn dịch suy giảm, chán ăn, hấp thu kém dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở người bệnh nên khả năng tổng hợp vitamin K bị giảm, khiến quá trình đông máu khó khăn khiến những bệnh nhân bị lao phổi thường mắc kèm chứng máu khó đông. Thực phẩm nhiều vitamin K có trong các loại rau màu xanh đậm, gan động vật, dầu đậu nành, các cây thuộc họ đậu…

Người bệnh lao nên kiêng gì?

Để quá trình điều trị lao diễn ra thuận lợi, người bệnh lao cần kiêng những nhóm thực phẩm sau:

– Không nên ăn những thực phẩm nhiều chất béo và dầu mỡ

– Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia hay nước trà đặc

– Các món ăn hay gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng, hẹ hay hạt cải,… tuyệt đối không được sử dụng, chúng sẽ kích thích khí quản dẫn tới tình trạng ho dữ dội hơn, thậm chí ho ra máu.

– Những thực phẩm giàu chất béo, hay mộc nhĩ cũng không nên ăn vì chúng sẽ khiến quá trình đông máu kéo dài, máu khó đông.

– Axit oxalic trong rau chân vịt (rau bina) khi kết hợp với canxi trong cơ thể tạo thành canxi không hòa tan, gây thiếu canxi, vì vậy trong quá trình điều trị lao phổi, không nên ăn loại rau này.

– Kiêng ăn mộc nhĩ vì mộc nhĩ khiến quá trình đông máu chậm hơn.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn