Chuyên gia chia sẻ chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout

Gout là một bệnh chuyển hóa, bệnh nhân cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để hạn chế những biến chứng cũng như giảm nhẹ tình trạng viêm ở các khớp.

Chuyên gia chia sẻ chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout

Chuyên gia chia sẻ chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout

Tìm hiểu về bệnh Gout

Ngày nay kinh tế phát triển, điều kiện sống của con người được nâng cao, nhiều người có lối sống ăn uống và sinh hoạt không hợp lý làm cho số bệnh nhân mắc bệnh gout ngày càng tăng. Theo thống kê của bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm trở lại đây số người mắc bệnh gout tăng lên đáng kể. Bệnh gout xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Nam giới ở độ tuổi trung niên và người có nguy cơ cao là béo phì, nghiện bia, rượu, cafe. Nữ giới thường là sau thời kỳ mãn kinh, bệnh gout cũng có yếu tố di truyền.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh gout như viêm khớp cấp tính và mạn tính, lắng đọng các hạt tophi ở phần khớp, xương, sụn khớp và các mô mềm, lắng đọng các tinh thể urat ở thận gây ra sỏi urat ở thận…

Nguyên nhân của bệnh gout chủ yếu là do tăng sản xuất aicd uric: dùng quá nhiều thịt có purin, tăng tổng hợp purin nội sinh, giảm đào thải aicd uric qua đường nước tiểu, phân. Gout do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể là các bệnh về máu như đa hồng cầu, thiếu máu, tan máu,… bệnh về thận: viêm thận mạn, suy thận, do chế độ ăn uống của bệnh nhân như ăn quá nhiều thức ăn có chứa nhân purin như: phủ tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, uống nhiều rượu. Để phát hiện bệnh gout chúng ta cần xét nghiệm máu để biết nồng độ acid uric trong máu.

Dược sĩ Đại học chia sẻ, nguyên tắc cơ bản để điều trị bệnh gout là hạn chế các nguyên nhân tăng acid uric bệnh nhân cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của Bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh nhân cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng để hạn chế những cơn đau

Bệnh nhân cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng để hạn chế những cơn đau

Chế độ ăn cho người mắc bệnh gout

Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, chế độ ăn cho người mắc bệnh gout vừa giảm tổng hợp acid uric và tăng đào thải lượng acid uric qua các đường bài tiết. Thức ăn có vai trò quan trọng trong điều trị các cơn gout cấp tính và mạn tính

Các nhóm thực phẩm nên ăn:

  • Những loại hạt ít chứa nhân purin như ngũ cốc, gạo, ngô, khoai, hạt hạnh nhân, óc chó, bơ, trứng, sữa,…
  • Các loại thịt như cá hồi, cá biển, thịt gà, ngan, vịt, bỏ da,…
  • Ăn nhiều rau củ quả tươi chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể: ăn nhiều rau có màu đậm: rau ngót, rau dền, cà chua, bí ngô,… ăn nhiều hoa quả thay vì sử dụng nước ép hoa quả: ổi, thanh long, xoài, nho…
  • Uống đủ nước: 1,5 -2 lít nước/ ngày.
  • Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung lượng dinh dưỡng cho cơ thể cả ngày.

Các nhóm thực phẩm nên hạn chế:

  • Các loại thịt giàu đạm động vật: thịt bò, thịt lợn, mỡ động vật, nước sườn, nước luộc thịt, hải sản… nên ăn ít và thay thế bằng các thực phẩm khác
  • Hoa quả có vị chua: quả bưởi, cam, quýt,..

Các nhóm thực phẩm nên tránh:

  • Không uống rượu, bia, chè, cà phê,… vì chúng làm giảm khả năng bài tiết acid uric qua thận
  • Không ăn nội tạng động vật, mỡ động vật và nên thay thế bằng dầu thực vật.
  • Không ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, thịt hộp, các loại dưa cà muối,..
  • Không ăn chế phẩm có chứa socola, cacao,…

Người mới mắc bệnh gout có thể thay đổi chế độ ăn của mình theo hướng tích cực giảm thiểu các biến chứng do bệnh gout gây ra. Những người bình thường nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh có phác đồ điều trị đúng đắn tránh bệnh chuyển biến xấu.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn