Chuyên gia quan ngại chứng bệnh chán ăn tâm thần

Ám ảnh tâm lý bởi cân nặng dẫn đến tình trạng rối loạn ăn uống và mắc bệnh chán ăn tâm thần. Bệnh gây ra những tác động xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống bệnh nhân.

Chuyên gia quan ngại chứng bệnh chán ăn tâm thần
Chuyên gia quan ngại chứng bệnh chán ăn tâm thần

Cùng bác sĩ tư vấn sức khỏe tìm hiểu chi tiết về bệnh chán ăn tâm thần để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Hỏi: Chán ăn tâm thần là bệnh gì thưa Bác sĩ?

Trả lời:

Bệnh chán ăn tâm thần là một rối loạn ăn uống đặc trưng bởi cân nặng bất thường của người bệnh. Họ rất sợ hãi việc tăng cân và nhận thức sai lệch về cân nặng của cơ thể. Những người bị bệnh chán ăn đặt nặng vấn đề phải kiểm soát cân nặng và hình dáng cơ thể, họ sử dụng nhiều biện pháp cực đoan có xu hướng ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày.

Để ngăn cản việc tăng cân hoặc để tiếp tục quá trình giảm cân, họ thường cắt giảm khẩu phần ăn của bản thân một cách khắc nghiệt. Những người này có thể kiểm soát năng lượng đưa vào bằng cách móc họng ói ra ngay sau ăn hoặc lạm dụng thuốc nhuận trường, các dụng cụ dùng để giảm cân, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc xổ. Họ cũng có thể giảm cân bằng cách tập luyện quá độ. Dù cân nặng có giảm hay không thì người bị chứng chán ăn tâm thần luôn sợ hãi về việc tăng cân.

Hỏi: Nguyên nhân gây bệnh chán ăn tâm thần là do đâu thưa Bác sĩ?

Trả lời:

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chán ăn tâm thần vẫn chưa được hiểu rõ. Cũng như các bệnh khác, nguyên nhân thường là do các yếu tố sinh học, tâm lý và môi trường tác động qua lại.

  • Yếu tố sinh học: mặc dù các chuyên gia vẫn chưa biết rõ được các gen nào liên quan tới bệnh nhưng có một số gen làm cho vài người dễ mắc bệnh chán ăn hơn. Một số người có khuynh hướng di truyền về chủ nghĩa hoàn hảo, tính nhạy cảm và tính kiên trì – tất cả các đặc điểm liên quan tới chứng biến ăn.
  • Yếu tố tâm lý: một vài tính cách có khả năng dẫn tới chứng chán ăn. Phụ nữ trẻ có thể có chứng ám ảnh cưỡng chế, điều đó làm họ dễ dàng theo sát chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và bỏ bữa mặc dù đang rất đói. Họ có thể điên cuồng vì chủ nghĩa hoàn hảo, làm họ nghĩ họ không bao giờ mảnh mai được. Họ có mức độ lo âu rất cao và cắt giảm khẩu phần ăn của mình để giải quyết sự lo âu đó.
  • Yếu tố môi trường: vì bị ảnh hưởng văn hóa phương Tây hiện đại tôn thờ sự mảnh mai. Thành công và giá trị bản thân thường được đánh đồng với cơ thể mảnh mai. Hơn nữa, áp lực từ những người đồng trang lứa là động lực chính thúc đẩy mong ước được mảnh mai, nhất là ở những cô gái trẻ.
Biểu hiện của chứng bệnh chán ăn tâm thần
Biểu hiện của chứng bệnh chán ăn tâm thần

Hỏi: Triệu chứng thường gặp của bệnh chán ăn tâm thần là gì?

Trả lời:

Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: các dấu hiệu thực thể của chứng chán ăn có liên quan tới sự đói khát nhưng các rối loạn còn bao gồm cả cảm xúc và các vấn đề hành vi liên quan tới nhận thức không chính xác về cân nặng và sự sợ hãi tột độ việc tăng cân hoặc trở nên béo phì.

Dấu hiệu thực thể của chứng rối loạn ăn uống có thể bao gồm:

  • Giảm cân nhanh chóng
  • Vẻ ngoài ốm yếu
  • Các chỉ số máu bất thường
  • Mệt mỏi
  • Mất ngủ
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Móng tay nhạt màu
  • Tóc rụng, gãy hoặc yếu
  • Rụng lông
  • Mất kinh
  • Táo bón
  • Da khô hoặc vàng vọt
  • Sợ lạnh
  • Nhịp tim bất thường
  • Huyết áp thấp
  • Mất nước
  • Loãng xương
  • Tay chân sưng phù

Theo các thầy thuốc trị bệnh bằng thuốc nam dược cho hay, một vài triệu chứng cảm xúc và hành vi khác có liên quan tới chứng chán ăn có thể kể đến như:

  • Cảnh giác với thức ăn
  • Từ chối ăn
  • Phủ nhận bản thân đang đói bụng
  • Sợ hãi việc tăng cân
  • Nói dối về số lượng thức ăn đã ăn vào
  • Thờ ơ
  • Xa lánh xã hội
  • Cáu gắt
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Trầm cảm
  • Có suy nghĩ muốn tự tử
Giải pháp phòng tránh chứng bệnh chán ăn tâm thần
Giải pháp phòng tránh chứng bệnh chán ăn tâm thần

Hỏi: Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh chán ăn tâm thần?

Trả lời:

Những liệu pháp tâm lý dưới đây có thể có lợi:

  • Liệu pháp dựa vào gia đình: đây là phương pháp điều trị dựa trên chứng cứ duy nhất được áp dụng cho trẻ vị thành niên mắc chứng chán ăn. Do chúng không có khả năng lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe trong tình trạng bản thân đang gặp nguy hiểm, liệu pháp này cần cha mẹ cùng chung tay giúp đỡ con mình ăn uống đúng cách và lấy lại cân nặng cần thiết cho tới khi chúng tự đưa ra những lựa chọn tốt cho sức khỏe bản thân.
  • Liệu pháp cá thể: với người lớn, liệu pháp điều trị hành vi nhận thức – đặc biệt là liệu pháp điều trị hành vi nhận thức tăng cường – cho thấy được tác dụng. Mục tiêu chính là giúp bạn quay lại thói quen ăn uống và hành vi bình thường để tăng cân. Mục tiêu thứ hai là giúp thay đổi những suy nghĩ và quan điểm lệch lạc về việc ăn uống kiêng khem. Kiểu điều trị này thường được thực hiện mỗi tuần một lần hoặc trong các liệu trình điều trị 1 ngày, nhưng trong một vài trường hợp, nó có thể là một phần trong quá trình điều trị ở bệnh viện tâm thần.

Dùng thuốc: Không có loại thuốc nào cụ thể nào có thể điều trị chứng chán ăn. Tuy nhiên, các thuốc chống trầm cảm hoặc các thuốc trị các chứng bệnh tâm thần khác có thể dùng để điều trị các rối loạn tâm thần khác bạn đang mắc, như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu.

Cám ơn chia sẻ hữu ích từ bác sĩ!

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn