Đau bụng cấp là cảm giác đau tại vùng bụng nguyên nhân có thể từ bên trong cấu trúc ổ bụng hoặc nguyên nhân từ bên ngoài. Vậy bạn cần chú ý điều gì khi trẻ bị đau bụng cấp?
- Những điều cần lưu ý để giảm nguy cơ bị sẹo sau mổ
- Những điều nên và không nên làm khi thời tiết nắng nóng
- Cà phê ảnh hưởng đến bạn như thế nào?
Đau bụng cấp ở trẻ nhỏ và những điều mẹ cần biết
Dưới đây là một số thông tin cần thiết về chứng bệnh đau bụng cấp ở trẻ nhỏ.
Dịch tễ bệnh
Đau bụng cấp là triệu chứng thường gặp trong các bệnh lý nhi khoa khiến bệnh nhi phải nhập viện. Đau bụng thường kết hợp với các triệu chứng khác của bệnh lý nội khoa. Tình trạng đau bụng ở trẻ cần được phát hiện và chẩn đoán sớm tránh bỏ sót nguyên nhân ngoại khoa.
Cơ chế đau bụng
Bác sĩ tư vấn: Tình trạng đau xuất hiện do nhu động ruột tăng lên quá mức ây tăng áp lực ổ bụng, gặp trong các trường hợp tăng nhu động ruột, dạ dày, tăng co bóp túi mật (hẹp môn vị, sỏi mật,…). Trong trường hợp chấn thương bụng gây viêm phúc mạc thủng dạ dày do màng bụng bị kích thích. Một số trường hợp trẻ mắc các bệnh lý nội tạng gây tác động lên thần kinh giao cảm gây nên đau.
Cơ chế đau bụng
Triệu chứng đau bụng
Cơn đau bụng xuất hiện có liên quan đến bữa ăn, hoặc liên quan đến các chấn thương cơ học, khởi phát đột ngột hay từ từ. Các yếu tố làm tăng cơn đau như đi bộ, ho, hít thở sâu, đau khi đi tiểu, đại tiện rặn làm tăng cơn đau, yếu tố làm giảm cơn đau là nghỉ ngơi, ăn no, trẻ sau nôn xong,..
Các triệu chứng đi kèm có thể bao gồm nhiễm trùng với các dấu hiệu sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, bạch cầu tăng,…Triệu chứng đường tiêu hóa đi kèm như buồn nôn, nôn (có thể nôn ra thức ăn hoặc dịch mật), rối loạn nhu động ruột, táo bón (gặp ở những bệnh nhi mới mắc hoặc bệnh lý mãn tính), bí trung đại tiện (ghi nhận ở lần đi đại tiện cuối cùng), đại tiện phân máu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm. Các triệu chứng đường hô hấp có thể gặp phải như ho, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, nặng hơn có thể xuất hiện tình trạng thiếu oxy từ nhẹ đến nặng, tần số thở tăng, có thể xuất hiện tím. Các triệu chứng tiết niệu bao gồm đái buốt, đái dắt, đái khó, nặng có thể đái máu, nước tiểu sậm màu. Số ít trẻ còn xuất hiện các tình trạng rối loạn tri giác, đau đầu khiến bệnh nhi quấy khóc, bơ bú, bỏ ăn. Trẻ than đau mỏi tại các vị trí cơ, xương khớp, trên da có thế xuất hiện vàng da, ban đỏ, …
Triệu chứng đau bụng
Cận lâm sàng thường làm trên bệnh nhi là xét nghiệm công thức máu, CRP nếu nghi ngờ có hội chứng viêm hay nhiễm trùng (viêm túi mật, viêm ruột thừa,..), ion đồ nếu trẻ tiêu chảy có dấu hiệu mất nước, khi bệnh nhi có dấu hiệu viêm tụy cấp cần được xét nghiệm enzyme amylase máu. Trẻ có dấu hiệu bệnh lý gan mật thì cần các xet nghiệm đánh giá chưc năng gan mật.
Mẹ cần làm gì khi trẻ bị đau bụng?
Khi con bị đau bụng khi chưa rõ nguyên nhân thì mẹ không nên tự ý mua thuốc giảm đau hoặc hạ sốt cho bé, vì khi tùy tiện dùng khác thuốc điều trị triệu chứng thì các triệu chứng bệnh sẽ lu mờ gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị của bác sĩ. Đã có khá nhiều trưởng hợp trẻ viêm ruột thừa bố mẹ cho uống kháng sinh và giảm đau, đến khi đưa trẻ đi viện thì các triệu chứng đau đặc trưng của bệnh đã bị lu mờ khiến trẻ có nguy cơ biến chứng vỡ ruột thừa rất cao do chẩn đoán bỏ sót nguyên nhân. Do vậy trẻ cần được theo dõi sát khi xảy ra triệu chứng đau bụng, nếu đau không có dấu hiệu giảm mà ngày càng tăng lên kèm theo dấu hiệu mệt lả, khó thở, trẻ có diễn biến xấu đi phụ huynh cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng cho bé.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn