duoc-si-huong-dan-su-dung-thuoc-erythromycin-dung-cach

Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc Erythromycin đúng cách

Erythromycin là một kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm marcrolide, có tác dụng kìm khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn.

duoc-si-huong-dan-su-dung-thuoc-erythromycin-dung-cach

Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc Erythromycin đúng cách

Nhóm thuốc: thuốc kê đơn.

Thuốc được dùng trong các trường hợp

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới: đau họng, ho đờm, viêm mũi, viêm phổi, viêm khí – phế quản.
  • Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.
  • Diệt vi khuẩn P.acnes, nguyên nhân gây mụn trứng cá.
  • Viêm vùng chậu.
  • Viêm kết mạc do Chlamydia.
  • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
  • Nhiễm khuẩn ở người bệnh dị ứng Penicillin: Kháng sinh nhóm Penicillin là nhóm phổ khá rộng và sử dụng nhiều tuy nhiên đặc điểm cần thận trọng nhất của nhóm là dị ứng. Do vậy nhóm macrolide với phổ tương tư sẽ cần thiết được sử dụng trọng trường hợp này.

Đối tượng đặc biệt

  • Phụ nữ có thai:chỉ nên dùng khi thật cần thiết, chống chỉ định Erythromycin Estolate.
  • Phụ nữ cho con bú: có thể dùng khi cần thiết, tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.
  • Người cao tuổi: có thể dùng, nên trọng do nguy cơ tác dụng phụ cao nhất là tác dụng phụ gây nhược cơ của thuốc. Ở người cao tuổi các chuyển động cơ hoành giúp hô hấp và sự hô hấp có phần suy giảm nên nếu gặp phải tác dụng phụ nhược cơ của thuốc sẽ ảnh hưởng cơ hoành cũng như chuyển động cơ của cơ thể.
  • Trẻ em: có thể dùng.

 Chống chỉ định

  • Dị ứng Erythromycin.
  • Tiền sử vàng da, rối loạn chức năng gan do Erythromycin.
  • Rối loạn chuyển hóa Porphyrin cấp: rối loạn dẫn đến phân tử không gắn được sắt vào dẫn đến việc máu không vận chuyển được O2 . Cơ quan và não không có oxi sử dụng. Trong trường hợp bệnh nhân bị các vấn đề về tim mạch.
  • Phối hợp Terfenadine,Astemirol, Cisaprid, Pimozid: Các thuốc này nhất là Terfenadine gây xoắn đỉnh ở tim khiến tim không thực hiện được chức năng bơm máu đi nuôi cơ thể. Đặc biệt với bệnh nhân có tiền sử hoặc gia đình có người bị khoảng QT kéo dài. Vì khoảng QT kéo dài dẫn đến tình trạng rung trên tâm thất, là tình trạng rung thất rung lên từng cơn không thực hiện chức năng tống máu đi nuôi cơ thể của tim gây hiện tương xoắn đỉnh. Hiện nay thì Terfenadine đã được cấm lưu hành.

Thận trọng

  • Bệnh gan: thuốc có ảnh hưởng đến men gan nên chống chỉ định với người có tiền sử vàng da , rối loạn chức năng gan.
  • Nhược cơ: thận trọng đặc biệt ở người lớn tuổi hoặc trẻ quá nhỏ, người có hoạt động hô hấp giảm sút.
  • Loạn nhịp tim: đây là yếu tố nguy cơ cộng hưởng làm trầm trọng hơn khi sử dụng thuốc.
  • Tiền sử bị điếc: thuốc được cho rằng ảnh hưởng có hại đến thính giác nên hay thận trọng với với những đối tượng này.
  • Bệnh thận.
  • Mất cân bằng nước điện giải: có thể thấy mối tương quan giữa các thận trọng khi sử dụng thuốc, một khi bệnh nhân mất cân bằng điện giải như hạ Kali – gây loạn nhịp tim, rối loạn điện giải gây tăng giảm thể tích tuần hoàn một cách quá mức, thì thêm các yếu tố nguy cơ như loạn nhịp tim hay kéo dài khoảng QT là điều hết sức nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân.
  • Tiền sử bản thân hoặc gia đình kéo dài khoảng QT: Khoảng QT dài ảnh hưởng đến nhịp tim đập bình thường và hiệu quả.

duoc-si-huong-dan-su-dung-thuoc-erythromycin-dung-cach

Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc Erythromycin đúng cách

Tác dụng phụ

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn, nôn
  • Ban da,ngứa
  • Đau bụng, chán ăn
  • Dạng dùng ngoài da: ngứa , khô da, ban đỏ, tróc vẩy

Đi tái khám bác sĩ khi gặp các triệu chứng

  • Đau bụng dữ dội, tiêu chảy nhiều nước hoặc có máu.
  • Đau đầu kèm đau ngực và chóng mặt nghiêm trọng, ngất tim đập nhanh, đánh trống ngực.
  • Chán ăn, đau bụng góc trên phải, suy nhược, dễ chảy máu và bầm tím, nước tiểu sẫm màu, phan màu đất sét, vàng mắt vàng da.

Liều dùng tham khảo

Người lớn

  • Đa số các nhiễm khuẩn: 250mg/lần, ngày 4 lần hoặc 500mg/lần, ngày 2 lần.

Nếu nặng hơn có thể tăng lên 500-1000 mg/lần.

  • Viêm mắt : dùng mỡ tra mắt, khoảng 1,25 cm tra vào mí mắt 2-6 lần/ngày.
  • Trứng cá, trứng cá đỏ: bôi 2 lần/ngày sau khi đã rửa sạch và lau khô nhẹ.

Trẻ em

Đa số các nhiễm khuẩn

  • 1 tháng -1 tuổi: 125mg/lần,ngày 4 lần hoặc 250mg/lần, ngày 2 lần.

Tăng lên 250mg/lần, ngày 4 lần

  • 2 – 7 tuổi: 250mg/lần, ngày 4 lần hoặc 500mg/lần, ngày 2 lần. Tăng lên 500mg/lần, ngày 4 lần nếu nặng.
  • 8 – 17 tuổi: 250mg/lần, ngày 4 lần.

Hoặc 500mg/lần, ngày 2 lần. Tăng lên 500 – 1000mg/lần, ngày 4 lần.

  • Dự phòng viêm kết mạc trẻ sơ sinh và viêm kết mạc do Chlamydia: tra mắt 0,5 – 1 cm.

Lời khuyên của Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn dành cho các bạn

  • Không uống rượu trong thời gian dùng thuốc.
  • Nếu bị kích ứng dạ dày có thể uống thuốc trong bữa ăn nhưng không được uống với sữa hoặc đồ uống có tính acid như cam, chanh, táo.
  • Thuốc có thể uống trước hoặc sau ăn. Riêng dạng pellet nên uống trước hoặc sau bữa ăn từ 30 phút – 2 giờ
  • Erythromycin có tương tác với nhiều thuốc , một số tương tác có thể gây tử vong như dung chung với thuốc nhược cơ, suy tim trụy mạch khi kết hợp với thuộc độc tim gây xoắn đỉnh gây điếc khi kết hợp với thuốc độc thính giác. Báo với dược sĩ/bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng và nếu có dự định dùng bất kì thuốc nào khác.
  • Thông báo với bác sĩ/dược sĩ nếu có bất kì triệu chứng bất thường nào xảy ra trong quá trình dùng thuốc.