Ngũ vị tử: Khám phá dược liệu ngũ vị độc đáo và ứng dụng đa dạng.

Ngũ vị tử, của y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng chứa đựng đủ năm hương vị độc đáo. Loài cây này không chỉ được biết đến với tên gọi đặc biệt mà còn sở hữu nhiều công dụng chữa bệnh đa dạng, từ hỗ trợ hô hấp đến tăng cường sinh lực.

Đặc điểm chung của Ngũ vị tử

Ngũ vị tử (Schisandra chinensis (Turcz) Baill) còn gọi là sơn hoa tiêu, ngũ mai tử, huyền cập, , có nguồn gốc tên gọi do quả có đủ năm vị cơ bản (chua, ngọt, mặn, đắng, cay). Ngũ vị tử bắc là loại chủ yếu dùng làm thuốc.

Môi trường sống ưa của Ngũ vị tử ở vùng núi cao có khí hậu ẩm mát. Dạng cây là dạng dây leo thân gỗ, sống nhiều năm. Vỏ có màu xám nâu, cành nhỏ hơi có cạnh, lá mọc so le, phiến lá hình trứng mép có răng cưa nhỏ, mặt trên sẫm màu hơn, gân lá non mặt dưới có lông ngắn. Hoa Ngũ vị tử đơn tính, khác gốc, màu vàng trắng nhạt, nhị, quả ngũ vị tử hình cầu, mọng nước, màu đỏ sẫm khi chín, đường kính.

Ngũ vị tử phân bố tự nhiên ở các nước có khí hậu lạnh, còn tại Việt Nam phân bố hạn chế, chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Quả chín được thu hái, nhặt bỏ cuống, phơi hoặc sấy khô. Để bảo quản câng tránh ẩm, mốc, côn trùng, sâu mọt. Theo phương pháp chế biến dân gian: Trộn với rượu (tỉ lệ 5:1), đun cách thủy 4 giờ đến khi cạn rượu và quả đen lại, sau đó phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

– Tinh dầu: Mùi chanh (vỏ 2.6-3.2%, thân 0.2-0.7%, hạt 1.6-1.9%), chủ yếu là sesquitecpen (30%), andehyt và xeton (20%).

– Hạt: Chất béo (khoảng 34%), gồm glyxerit của axit oleic và linoleic.

– Thịt quả: Đường (1.5%), tanin, chất màu.

– Các axit hữu cơ: Axit xitric (11%), axit malic (7-8.5%), axit tactric (0.8%), Vitamin C, Schizandrin (C22H32O7) (khoảng 0.12%).

– Khoáng chất (trong tro): Sắt, canxi, mangan, silicium, photpho, không chứa ancaloit hay glucozit.

Công dụng theo y học cổ truyền

Ngũ vị có tính ấm, vị chua, mặn, không độc và có khả năng tác động tích cực lên các kinh Phế và Thận. Nhờ đó mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như hỗ trợ điều trị ho, khó thở, ho khan, đồng thời được sử dụng để tăng cường chức năng sinh lý nam, giảm mệt mỏi và tăng cường hoạt động. Với những đặc tính này, ngũ vị tử được ứng dụng để liễm phế (làm săn phổi), cố thận (bổ thận), cố tinh (bảo tinh), chỉ hãn (ngăn mồ hôi), trừ đờm, bồi bổ cơ thể, cường âm, ích khí, bổ ngũ tạng và thanh nhiệt.

Công dụng theo y học hiện đại

Các thầy thuốc Đông y đã tập trung nghiên cứu và chứng minh khả năng kích thích hệ thống thần kinh trung ương của ngũ vị tử, giúp cải thiện sự tỉnh táo, giảm mệt mỏi về tinh thần và thể lực, đặc biệt trong các tình huống làm việc căng thẳng hoặc hoạt động quá sức.

Liều dùng và cách dùng

– Liều dùng: 5 – 15 g quả và hạt mỗi ngày.

– Cách dùng: Thuốc hãm, thuốc sắc, bột, rượu thuốc, thuốc viên theo khuyến nghị.

– Thường phối hợp với các dược liệu khác tùy theo bệnh.

Những Bài thuốc sử dụng Ngũ vị tử

– Chữa suy nhược thần kinh (kết hợp nhân sâm, câu kỷ tử ngâm rượu).

– Điều trị hỗ trợ tai biến mạch máu não (kết hợp nhân sâm, phụ tử chế, mạch môn, long cốt, mẫu lệ).

– Chữa suy nhược cơ thể do thiếu máu, mất máu (kết hợp huyền sâm, địa hoàng, đan sâm…).

– Chữa chóng mặt, ù tai, hay quên mất ngủ (kết hợp toan táo nhân, hoài sơn, long nhãn…).

– Chữa chứng ra mồ hôi trộm (kết hợp bán hạ khúc, bạch truật, nhân sâm…).

– Chữa hen suyễn nặng (kết hợp địa long, ngư tinh thảo ngâm sắc).

– Chữa phế thận âm hư do cảm hàn (kết hợp đảng sâm, mạch đông, tang phiêu tiêu).

– Chữa ho do cảm hàn (kết hợp bán hạ, bạch thược, ma hoàng…).

– Chữa ho mạn tính (kết hợp túc xác).

– Chữa ho có đờm gây khó thở (kết hợp bạch phàn).

– Chữa viêm gan mạn tính (kết hợp linh chi, sài hồ, đơn sâm).

– Chữa tỳ thận hư hàn gây tiêu chảy (kết hợp ngô thù du, nhục đậu khấu, bổ cốt chỉ).

– Chữa hoạt tinh và thận hư (kết hợp mạch đông, đảng sâm).

– Chữa liệt dương và thận hư (dùng bột ngũ vị tử đơn độc, kiêng kỵ).

– Chữa cảm nặng, mệt mỏi khát nước (kết hợp mạch môn, nhân sâm).

– Chữa di, mộng tinh ở nam giới (kết hợp nhân hồ đào).

– Chữa bế kinh (kết hợp bạch thược, cam thảo, a giao…).

Lưu ý khi sử dụng

Tuy có nhiều công dụng hữu ích, các giảng viên Y học cổ truyền Sài Gòn cũng có những lưu ý khi sử dụng Ngũ vị tử

– Chống chỉ định cho người nhiệt thịnh, ho giai đoạn đầu, mới phát ban, viêm phế quản có sốt ho.

– Phụ nữ có thai không được dùng (gây co bóp dạ con, sảy thai).

– Người bị động kinh không được dùng (gây kích thích não bộ, khởi phát cơn).

– Không dùng cho người có vấn đề tiêu hóa (tăng tiết axit, viêm loét dạ dày, trào ngược).

– Thận trọng tương tác thuốc (CYP P450, CYP2C9, CYP3A4, Tacrolimus, Warfarin).

– Tác dụng phụ có thể xảy ra (ợ nóng, chán ăn, phát ban, ngứa, đau dạ dày…).

– Cần ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.