Khi nhắc tới ung thư vú người ta sẽ nghĩ ngay đến ung thư ở nữ giới, tuy nhiên căn bệnh này cũng có thể xảy ra ở trên nam giới. Bệnh sẽ phát triển nặng nếu không phát hiện kịp thời để điều trị.
- Tổng quan về bệnh loãng xương ở nữ giới tuổi mãn kinh
- Những lưu ý khi hút thông đường hô hấp
- Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày
Ung thư vú ở nam giới có triệu chứng như thế nào?
Ung thư vú là sự phát triển của các tế bào ung thư ở các mô vú. Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kì ai, bất kì độ tuổi nào, nhưng thông thường những người lớn tuổi hay mắc phải hơn.
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, những người bị mắc ung thư vú thường sẽ gặp phải một số các triệu chứng sau đây như: Núm vú có thể bị lún sâu vào bên trong, hoặc phần da phía ngoài của núm vú bị mẩn đỏ, mở rộng hơn so với bình thường. Người bệnh có thể có dịch chảy ra từ vú. Vú có thể bị sưng lên, nhưng lại không có cảm giác đau. Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường của cơ thể, làm một số xét nghiệm, siêu âm nếu cảm thấy quá lo lắng. Tốt nhất hãy kiểm tra sức khỏe của mình thường xuyên ngay cả khi không có bất thường nào, đôi khi bệnh không biểu hiện ra triệu chứng bên ngoài.
Những người càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao
Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư vú cho nam giới?
Bệnh phát triển do sự phân chia bất thường của các tế bào vú, chúng phân chia nhanh hơn mức bình thường. Các tế bào này tích tụ lại với nhau tạo thành một khối sưng bất thường, sau đó lây lan sang các mô lân cận. Khi các tế bào bất thường lan sang đến các mô máu, bạch huyết hoặc các khu vực khác thì gọi là giai đoạn di căn. Bệnh có thể do sự đột biến trên gene như BRCA2. Hay cũng có thể phát triển dựa trên một số yếu tố nguy cơ như:
- Những người càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao, những người ở độ tuổi từ 60 trở đi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người trẻ tuổi.
- Những người hay uống rượu bia, đặc biệt là những người nghiện rượu
- Những người tiến hành phẫu thuật chuyển giới, có sử dụng hormone hoặc thuốc có liên quan tới estrogen cũng có nguy cơ mắc bệnh này.
- Người mắc hội chứng Klinefelter, hay người bị bệnh gan, bệnh béo phì, hay người tiếp thường tiếp xúc với bức xạ cũng tăng nguy cơ ung thư vú.
- Tỉ lệ mắc bệnh cũng cao hơn nếu gia đình đã có người từng mắc bệnh này.
Nam giới có những cách điều trị ung thư vú nào?
Các Dược sĩ tư vấn, đối với bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư vú ở nam nói riêng thì tùy theo mức độ bệnh, tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ có những chuẩn đoán riêng, thông thường sẽ phải tiến hành làm phẫu thuật loại bỏ khối u, hoặc một số phương pháp khác như xạ trị, sử dụng liệu pháp hormon, hóa trị. Ngoài ra còn có một số liệu pháp thay thế, hỗ trợ như:
- Giúp tinh thần thoải mái bằng cách lựa chọn một trong các hoạt động nghệ thuật như: khiêu vũ, âm nhạc, hội họa
- Tăng khả năng đề kháng, tăng cường sức khỏe nhờ luyện tập thể dục, chơi một số môn thể thao nhẹ nhàng.
- Có thể học một khóa thiền định giúp đầu óc thư giãn, thả lỏng cơ thể.
Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nên hãy có một lối sống lành mạnh để giảm thiểu mắc phải căn bệnh này.
Hoàng Thanh – tapchisuckhoe.edu.vn