Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp điều trị mụn trứng cá

Bệnh trứng cá là một bệnh ngoài da rất phổ biến, đặc biệt trong lứa tuổi dậy thì. Tùy thuộc vào lứa tuổi, bệnh trứng cá có nhiều dạng biểu hiện khác.

Nguyên nhân, dấu hiệu về mụn trứng cá

Nguyên nhân, dấu hiệu về mụn trứng cá

Đánh giá chung

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, trứng cá là các tổn thương da dạng mủ rất đa dạng. Nhân trước cá dạng mở, dạng đóng, các dạng khác như sẩn, mụn, nang là những thương tổn thường gặp. Bệnh trứng cá là một bệnh ngoài da rất phổ biến, đặc biệt trong lứa tuổi dậy thì. Bệnh có liên quan đến nội tiết tố, hoạn quan không có trứng cá. Đôi khi, trứng cá xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong vài tuần đầu.

Nam giới mắc chứng cá nhiều hơn và thường nặng hơn nữ giới. Quan niệm dân gian cho rằng khi qua lứa tuổi dậy thì bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trong thực tế nếu không điều trị, trứng cá có thể vẫn tồn tại đến 40,50 thậm chí 60 tuổi.

Mụn trứng cá xuất hiện sau sự hoạt động quá mức của tuyến bã kèm theo tắc nghẽn nang lông khiến chất bã bị giữ lại trong chân lông. Các vi khuẩn thuộc nhóm Propionibacterium acnes sẽ nhân cơ hội phát triển, tạo ra một phản ứng viêm song song với hiện tượng ứ đọng chất bã và tạo thành mụn.

Một số trường hợp trứng cá dai dẳng ở phụ nữ, có thể nghĩ đến tăng hormon kết hợp bệnh rậm lông, kinh nguyệt không đều, hoặc dấu hiệu nam tính hóa.

Mụn trứng cá xuất hiện sau sự hoạt động quá mức của tuyến bã

Mụn trứng cá xuất hiện sau sự hoạt động quá mức của tuyến bã 

Triệu chứng lâm sàng

Thương tổn là các mụn có biểu hiện viêm nhẹ, đau, hoặc ngứa. Mụn trứng cá khu trú chủ yếu ở vùng mặt, cổ, thân mình, lưng, và vai. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh chứng cá thường là tổn thương đặc trưng dạng nhân bọc. Nhân trứng cá dạng đóng được miêu tả là những thương tổn sẩn nhỏ, không viêm, không đổi màu da, sờ vào thấy da ráp. Nhân trứng cá dạng mở điển hình có kích thước lớn hơn và nhân đen hơn so với dạng đóng. Thương tổn khác gồm: sẩn viêm, mụn mủ, sau đó các lỗ dãn rộng hình thành các bọc trứng cá và cuối cùng tạo sẹo.

Theo những tin tức Y Dược mới nhất, tùy thuộc vào lứa tuổi, bệnh trứng cá có nhiều dạng biểu hiện khác nhau với mỗi lứa tuổi có một dạng tổn thương tương đối đặc trưng. Thường trước hai mươi tuổi, dạng tổn thương đặc trưng là các tổn thương mụn trứng cá dạng có nhân.

Hiếm gặp hơn là tổn thương mụn nhân kết hợp với viêm. Vùng thường xuất hiện tổn thương là vùng cánh mũi và lân cận trên mặt, lan dần ra xung quanh theo thời gian. Đến lứa tuổi 30-40, phụ nữ thường xuất hiện chủ yếu các sẩn ở vùng cằm và xung quanh miệng. Dạng tổn thương này còn được gọi là viêm quanh miệng do trứng cá.

Chẩn đoán phân biệt

Về mặt dịch tễ học, trong các bệnh lý có tổn thương dạng sẩn và mụn mủ ở mặt thì mụn trứng cá thường là bệnh lý phổ biến nhất. Ở người lớn trứng cá đỏ cũng biểu hiện dạng tổn thương sẩn và mụn mủ khu trú ở 1/3 giữa mặt tương tự trứng các thường. Tuy nhiên, khác với trứng cá thường, trứng cá đỏ có đặc trưng là dãn mạch kèm theo da đỏ ửng.

Viêm nang lông tiên phát hiếm gặp hơn. Trong các trường hợp tổn thương mụn mủ phát ra ở vùng mặt khi điều trị bằng kháng sinh hoặc bệnh lý kết hợp mụn mủ và viêm tai ngoài có thể nghĩ đến chẩn đoán viêm nang lông tiên phát. Xét nuôi cấy vi khuẩn có thể giúp loại trừ viêm nang lông do vi khuẩn gram âm.

Một số trường hợp mụn trứng cá nhưng không có nhân. Bao gồm: bệnh trứng cá do sử dụng thuốc hoặc bệnh nhân sử dụng steroid toàn thân hoặc bôi steroid fluorinat vào thương tổn mặt. Các dạng kem bôi như mỹ phẩm, dầu dừa cũng có thể gây bít tắc lỗ chân lông và gây nên mụn trứng cá. Một số thuốc và hóa chất (như brom, iod, steroid và chlorinat naphthalen và diphenyl) cũng có xác suất nhỏ gây ra mụn trứng cá.

Ngoài ra, chẩn đoán phân biệt còn cần lưu ý một số bệnh lý như: mụn mủ ở mặt do nấm, viêm nang tụ cầu ở lưng, rôm sảy hoặc hiếm gặp hơn là viêm nang lông do pityrosporum.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn