Những điều cần biết về bệnh béo phì ở trẻ em

Hiện nay tỷ lệ trẻ em mắc bệnh béo phì ở các thành phố lớn ngày càng gia tăng nhanh. Vậy bạn cần tìm hiểu những thông tin gì về bệnh béo phì ở trẻ em?

Những điều cần biết về bệnh béo phì ở trẻ em

Những điều cần biết về bệnh béo phì ở trẻ em

Dưới đây là những thông tin cơ bản liên quan đến bệnh béo phì ở trẻ em mà bạn cần biết.

Nguyên nhân gây ra béo phì

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, thừa cân, béo phì gặp ở trẻ em chủ yếu là do ăn uống dinh dưỡng không hợp lý không cân bằng với việc vận động thể lực để tiêu hao năng lượng. dinh dưỡng cung cấp quá nhiều vượt quá nhu cầu của cơ thể, dẫn đến năng lượng thừa sẽ được tích tụ thành mỡ trong cơ thể. Do vậy những bé có khẩu phần ăn nhiều chất béo và cung cấp nhiều năng lượng sẽ có khả năng bị béo phì cao.

Nguyên nhân thứ 2 có thể do di truyền, nếu bố mẹ bị thừa cân béo phì, con cũng có khả năng cao cũng bị do trẻ có thể được di truyền những gen như phát triển tế bào mỡ, những gen liên quan năng lượng…

Ngủ ít cũng có thể là 1 yếu tố gây béo phì. Trẻ sơ sinh có cân nặng quá cao hoặc suy dinh dưỡng cũng đều có nguy cơ bị béo phì thừa cân. Ăn đồ ăn nhanh, uống nước có ga, ăn nhiều vào buổi tối cũng là nguyên nhân gây thừa cân béo phì.

Nguyên nhân gây ra béo phì

Nguyên nhân gây ra béo phì

Tác hại của việc béo phì

– Trọng lượng cơ thể quá lớn áp lực xuống chân khiến cho các khớp háng, khớp chân, cổ chân … nhanh bị tổn thương và lão hóa sớm hơn bình thường. dẫn đến hậu quả là khi vận động bị đau và bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.

Bác sĩ tư vấn: Béo phì gây ra những ảnh hưởng lớn trong cơ thể như bị rối loạn chuyển hóa mỡ máu, gây bệnh tiêu đường do tình trạng kém dung  nạp glucose, kháng isulin, hoặc bị gout do tăng lượng acid uric.

– Ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ, khi đi ra ngoài trẻ có thể bị bạn bè và những người xung quang chế giễu, trêu trọc khiến trẻ có tâm lý tự ti và không muốn ra ngoài, không muốn gặp ai và không muốn đi học. và nếu để lâu ngày bệnh có thể nặng hơn dẫn đến trầm cảm.

– Có một số trường hợp có thể bị tăng huyết áp, xơ vừa mạch máu, tai biết mạch máu não, hẹp tắc động mạch chi, nhồi máu cơ tim, dẫn đến tình trạng xấu không kiểm soát được bệnh.

– Mỡ tích tụ, chèn ép có thể gây khó thở hoặc ngừng thở.

– Bệnh béo phì nếu ở trẻ không thể hiện ra nhưng khi lớn hơn dễ mắc những bệnh mãn tính như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, bệnh về tim mạch…

Phòng tránh béo phì cho trẻ nhỏ và người lớn.

– Chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục hoạt động thể thao phù hợp.

– Khi mang thai thì phải kiểm soát cân nặng của mẹ và thai nhi, 10-12kg là cân nặng tăng hợp lý của mẹ bầu, trẻ mới sinh thì 2.5kg-3.5kg là hợp lý, nếu trẻ nhẹ hơn hoặc nặng hơn khoảng cân nặng đó thì sẽ có nguy cơ cao bị béo phì.

– Cho con bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu và duy trì cho bú mẹ đến khi bé được 24 tháng. Khi cho con ăn dặm thì tuân thủ số bữa ăn theo lứa tuổi và ăn phối hợp đủ các loại dinh dưỡng để con được bổ sung đủ chất.

Phòng tránh béo phì cho trẻ nhỏ và người lớn.

Phòng tránh béo phì cho trẻ nhỏ và người lớn.

– Cho trẻ ngủ đủ giấc và ngủ sớm theo lứa tuổi.

– Kích thích con hoạt động vận động qua các trò chơi ví dụ như cầu trượt, bập bênh…

– Cần theo dõi cân nặng và chiều cao để kiểm soát chỉ số BMI để phát hiện sớm nếu con bị béo phì và xử lý kịp thời.

  – Đối với trẻ ở lứa tuổi từ 6-19 tuổi, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn và cung cấp sữa không đường trong mỗi bữa ăn để kiểm soát chiều cao và cân nặng của trẻ. Trẻ cần được ngủ đủ 8-10h 1 ngày. Và bổ sung đủ muối không nên quá ăn mặn.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn