Những điều cần biết về bệnh máu khó đông

Bệnh máu khó đông là bệnh di truyền theo gen rất nguy hiểm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. nếu không phát hiện bệnh sớm có thể gây tử vong.

Những điều cần biết về bệnh máu khó đông

Những điều cần biết về bệnh máu khó đông

Bệnh máu khó đông là bệnh di truyền theo gen, khi bạn bị thương chảy máu thì cơ thể không có khả năng khiến máu tại vết thương đông lại nên bệnh này rất nguy hiểm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. nếu không phát hiện bệnh sớm có thể gây tử vong.

Nguyên nhân, Dấu hiệu bệnh máu khó đông

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, bệnh đông máu (Hemophilia) chia làm ba loại:

  • Bệnh Hemophilia A do thiếu yếu tố VIII, cứ 10 người bị đông máu thì có 8 người thuộc loại này.
  • Bệnh Hemophilia B do thiếu yếu tố IX
  • Bệnh Hemophilia C, loại này hiếm gặp nhất chỉ chiếm khoảng 5% người bị bệnh.
  • Thiếu các yếu tố đông máu VIII và IX là các protein quan trọng giúp đông máu. Tình trạng rối loạn đông máu sẽ xảy ra nếu nồng độ 2 yếu tố này xuống thấp. Dựa vào tình trạng thiếu yếu tố nào mà người ta chia làm 3 loại.

Nguyên nhân gây ra bệnh là do người bệnh bị thiếu các yếu tố VIII và IX là các protein đông máu. 2 yếu tố này nằm trên NST X, nam giới có NST XY nên nếu NST X của người này mà thiếu 2 yếu tố trên thì sẽ biểu hiện bệnh, còn đối với nữ giới mang NST XX thì nếu người nữ chỉ có 1 NST X mang bệnh còn NST còn lại bình thường thì người nữ sẽ không bị bệnh và họ chỉ biểu hiện bệnh khi cả 2 NST X đều là NST bị bệnh. Đó là lý do vì sao bệnh máu khó đông thường chỉ thấy gặp ở nam và rất ít thấy nữ bị bệnh. Để làm giảm khả năng nữ bị bệnh thì 2 người có tiền sử gia đình bị máu khó đông không nên lấy nhau bởi khả năng di truyền cho con là tương đối cao.

Dấu hiệu nhận biết chứng máu khó đông:

  • Khi bị thương, tại vết thương hở máu khó đông lại như người bình thường.
  • Khi bị ngã hoặc bị va đập mạnh những mảng bầm tím hoặc tụ máu xuất hiện dưới da.
  • chảy máu ở các khớp như khớp khuỷu tay, khớp gối, hoặc có thể là chảy máu ở não.
  • Bệnh nhân sau khi được điều trị phải vận động trị liệu không sẽ ảnh hưởng đến các khớp dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng sau này.

Bệnh máu khó đông là bệnh di truyền theo gen

Bệnh máu khó đông là bệnh di truyền theo gen

Một số lưu ý khi bị bệnh máu khó đông

Bệnh này là một bệnh nguy hiểm và cần được phát hiện sớm để có phác đồ điều trị phù hợp. tuổi thọ của những người bị bệnh này thường không vượt được quá 24 tuổi.

  • Cần đi kiểm tra sức khỏe theo định kì và không nên sử dụng các kĩ thuật châm cứu vào người, không tiêm bắp, không ăn các thức ăn có xương hoặc thức ăn cứng…
  • Nếu gia đình có tiền sử có người bị bệnh thì nên đi kiểm tra sức khỏe sớm để phát hiện bệnh nếu có.
  • Thực phẩm nên ăn: khoai tây, bí ngô, rau cải và rau xà lách… và phải tập luyện có chế độ cũng như thành thạo phương pháp xử lí nếu xảy ra những trường hợp bị chảy máu.
  • Thường xuyên kiểm tra chân răng xem có bị chảy máu không để xử lý kịp thời và để phòng những bệnh có thể lây qua đường máu như viêm gan B…

Điều trị bệnh máu khó đông

  • Theo Dược sĩ Đại học, bệnh Hemophilia A có thể được điều trị bằng hormone có tên gọi là desmopressin, dùng bằng đường tiêm vào tĩnh mạch để kích thích các yếu tố đông máu.
  • Bệnh Hemophilia B có thể điều trị bằng cách truyền các yếu tố đông máu lấy từ người khác hiến tặng hoặc nhân tạo vào bệnh nhân.
  • Bệnh Hemophilia C là bệnh hiếm gặp nhất có thể điều trị bằng cách truyền huyết tương vào cho bệnh nhân.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, giúp bạn có thêm thông tin về chứng máu khó đông.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn