Những điều cần biết về bệnh rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ nhỏ

Những điều cần biết về bệnh rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ nhỏ

Rối loạn phổ tự kỷ bắt đầu sớm ở thời kì thơ ấu và gây ra nhiều vấn đề chức năng trong tương tác xã hội. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về căn bệnh này, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ nhỏ

Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ nhỏ

Hỏi: Rối loạn phổ tự kỷ là bệnh gì thưa Bác sĩ?

Trả lời:

Theo các bác sĩ tư vấn cho biết, rối loạn phổ tự kỷ (Autism spectrum disorder) là một tình trạng liên quan đến sự phát triển của não ảnh hưởng tới cách một người nhận thức và giao tiếp với những người khác, gây ra những vấn đề trong tương tác xã hội.

Rối loạn này cũng bao gồm sự hạn chế và lặp đi lặp lại những khuôn mẫu hành vi. Thuật ngữ “spectrum” (phổ) trong tiếng Anh ám chỉ những triệu chứng đa dạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Rối loạn phổ tự kỷ bao gồm các tình trạng mà trước đây được phân ra một cách độc lập: tự kỷ(Autism), hội chứng Asperger (Asperger’s syndrome), rối loạn tan rã thời thơ ấu (Autism spectrum disorder), và một dạng rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu (Unspecified form of pervasive developmental disorder). Một số người vẫn sử dụng thuật ngữ “hội chứng Asperger” để chỉ những trường hợp rối loạn phổ tự kỷ nhẹ.

Trẻ thường biểu hiện triệu chứng trong vòng một năm tuổi. Một số ít trẻ phát triển bình thường trong năm thứ nhất và trải qua một thời kì thoái lui giữa 18-24 tháng tuổi, khi đó trẻ biểu hiện các triệu chứng tự kỷ.

Hỏi: Nguyên nhân gây bệnh rối loạn phổ tự kỷ là do đâu thưa Bác sĩ?

Trả lời:

  • Di truyền: Nhiều gene khác nhau liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ. Với một số trẻ, rối loạn phổ tự kỷ có thể liên quan đến rối loạn về di truyền như hội chứng Rett (Rett syndrome) hay hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy (fragile X syndrome). Với một số trẻ, những thay đổi di truyền (đột biến) có thể tăng nguy cơ của rối loạn phổ tự kỷ. Một số gene có thể tác động đến sự phát triển của não hay cách những tế bào não giao tiếp với nhau và chúng có thể xác định độ nghiêm trọng của bệnh. Một số đột biến gene có thể di truyền, trong khi một số khác tự phát sinh.
  • Yếu tố môi trường: Các nhà khoa học đang nghiên cứu một số yếu tố như nhiễm siêu vi, thuốc, các vấn đề trong thai kì hay chất gây ô nhiễm không khí có vai trò gì khởi phát rối loạn phổ tự kỷ không.
  • Không có sự liên quan giữa vaccine và rối loạn phổ tự kỷ

Theo thông tin được các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, một trong những cuộc tranh cãi lớn nhất về rối loạn phổ tự kỷ là liệu có mối quan hệ giữa rối loạn và vaccine được tiêm thời thờ ấu không. Mặc dù có nhiều nghiên cứu lớn, nhưng không có kết quả tin tưởng nào chỉ ra mối liên kết giữa rối loạn phổ tự kỷ và bất kì vaccine nào.

Biểu hiện của trẻ bị bệnh rối loạn phổ tự kỷ

Biểu hiện của trẻ bị bệnh rối loạn phổ tự kỷ

Hỏi: Triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn phổ tự kỷ là gì?

Trả lời:

Giao tiếp và tương tác xã hội

  • Thiếu đáp ứng khi gọi tên hay không lắng nghe trong một số thời điểm
  • Không thích ôm ấp, ẳm bồng, có vẻ thích chơi một mình, thu mình trong thế giới riêng của bản thân.
  • Không nói hay chậm nói hay mất khả năng nói các từ hoặc nói thành câu.
  • Không thể bắt đầu, duy trì một cuộc hội thoại hay chỉ bắt đầu nói khi yêu cầu hay muốn gọi tên đồ vật.
  • Nói với một sự phát âm hay nhịp điệu bất thường và có thể có giọng nói như đang hát hay giọng nới robot.
  • Lặp lại các từ hay cụm từ đúng nguyên văn nhưng lại không hiểu cách dùng từ đó.
  • Không hiểu các câu hỏi hay chỉ dẫn đơn giản.
  • Không biểu hiện cảm xúc hay thái độ và biểu hiện cảm nhận không thích hợp.
  • Không chỉ vào hay mang đồ tới đồ vật khi muốn chia sẽ sự thú vị về đồ vật ấy
  • Tiếp cận không phù hợp với các tương tác xã hội bằng cách thụ động, hung hãng hay gây rối.
  • Khó khăn trong việc nhận ra các tình hiệu phi ngôn ngữ, biểu hiện nét mặt, ngôn ngữ cơ thể hay sắc thái giọng nói.

Các hình mẫu hành vi

  • Lặp đi lặp lại các chuyển động, ví dụ như đung đưa, xoay tròn hay vỗ tay
  • Thực hiện một số hoạt động có thể gây tổn thương bản thân như cắn hay đập đầu.
  • Phát triển những thói quen hay những nhóm hoạt động theo trình tự cụ thể và trở nên hoảng loạn khi gặp một thay đổi nhỏ.
  • Khó khăn để trong phối hợp hay thực hiện các chuyển động riêng lẻ như vụng về hay đi bằng ngón chân và có ngôn ngữ thể kì quặc, cứng đơ hay phóng đại.
  • Bị thu hút bởi các chi tiết của một đồ vật như là bánh xe đang quay của xe trò chơi, nhưng không hiểu mục đích hay chức năng của vật ấy.
  • Nhạy cảm bất thường với ánh sáng, âm thanh hay sự đụng chạm, không quan tâm đến sự đau đớn hay nhiệt độ.
  • Không tham gia các trò chơi bắt chước hay các trò chơi tư duy
  • Gắn kết với một đối tượng hay hoạt động với một cường độ bất thường hay tập trung bất bình thường.
  • Có một sở thích ăn uống cụ thể ví như chỉ ăn một vài loại thực phẩm hay từ chối các loại thực phẩm có cấu trúc nhất định.

Hỏi: Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh rối loạn phổ tự kỷ?

Trả lời:

Mục đích của điều trị là tối đa khả năng của trẻ bằng việc giảm triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ và hỗ trợ phát triển và học hỏi.

Liệu pháp điều trị rối loạn phổ tự kỷ

Liệu pháp điều trị rối loạn phổ tự kỷ

  • Liệu pháp về hành vi và giao tiếp: Nhiều chương trình giải quyết các khó khăn về giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi liên quan với rối loạn phổ tự kỷ. Nhiều chương trình khác tập trung vào việc giảm các vấn đề về hành vi và dạy trẻ các kĩ năng mới. Các chương trình khác tập trung vào dạy trẻ cách xử lý các tình huống xã hội hay giao tiếp tốt hơn. Áp dụng phân tích hành vi (ABA) có thể giúp trẻ học các kĩ năng mới và áp dụng các kĩ năng này vào một số tình huống thông qua một hệ thống phần thưởng động viên.
  • Thuốc: Các Dược sĩ tư vấn thuốc cho biết Không thuốc nào có thể điều trị tận gốc các dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ nhưng một số thuốc cụ thể có thể giúp kiếm soát các triệu chứng.
  • Liệu pháp giáo dục: Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ thường đáp ứng tốt với các chương trình học có cấu trúc tốt. Các chương trình thành công thường bao gồm một đội các chuyên gia và các hoạt động tăng cường kĩ năng xã hội, giao tiếp và hành vi. Trẻ em độ tuổi mẫu giáo nhận các can thiệp tích cực và phù hợp thường cho những kết quả tốt.
  • Liệu pháp gia đình: Cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình có thể học cách chơi và tương tác với trẻ như một cách điều chỉnh hành vi, kiềm chế các vấn đề hành vi và dạy trẻ các kĩ năng sống hằng ngày cũng như cách giao tiếp.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn