Những lưu ý khi ăn hải sản để không nguy hại cho sức khỏe

Hải sản là một trong những loại thực phẩm rất giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên sử dụng hải sản không đúng cách không những làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

Những lưu ý khi ăn hải sản để không nguy hại cho sức khỏe

Những lưu ý khi ăn hải sản để không nguy hại cho sức khỏe

Những lưu ý khi ăn hải sản để không nguy hại cho sức khỏe

  • Lựa chọn hải sản tươi sống và chế biến kỹ

Theo nhận định của các Bác sĩ chuyên khoa, hải sản tươi sống không chỉ tươi ngon mà còn đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Hải sản tươi còn giữ được nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon, hải sản đã bị ươn, vỡ bụng, mềm nhũn, chảy nhớt, có mùi khó chịu… rất dễ gây ngộ độc cho người ăn. Hải sản muốn giữ được nhiều giá trị dinh dưỡng và vị ngọt, nên chế biến  bằng phương pháp hấp, luộc, nướng. Có thể làm sạch và khử mùi tanh của hải sản bằng hành, tỏi, sả, ớt… nên chế biến và ăn nóng để hấp thụ được nhiều dinh dưỡng. Hải sản thường nhiễm ký sinh trùng và vi trùng, vì vậy, bạn cần nấu chín kỹ mới ăn để tránh mắc bệnh.

  • Với hải sản đông lạnh, không nên luộc hấp

Ưu tiên hàng đầu là hải sản tươi sống, nhưng nếu không có điều kiện bạn cũng có thể sử dụng hải sản đông lạnh, tuy nhiên nên hạn chế luộc hay hấp những loại hải sản đã để lâu trên ngăn đá. Khi đã để lâu trong ngăn đá thì chỉ thích hợp để xào, chiên hơn, bởi sau thời gian cất trữ, vi khuẩn dần hình thành, protein mất đi nhiều, không còn hương vị… Cần làm sạch và khử hết mùi tanh thường có của hải sản bằng hành, tỏi, sả, ớt…

  • Không ăn hải sản đã chế biến lâu

Hải sản bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thường, chúng rất nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi nảy nở nên dễ gây bệnh, một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, cá nục… vi khuẩn còn biến thịt của cá thành chất độc, nếu người ăn phải sẽ bị ngộ độc với các triệu chứng: nổi mẩn đỏ, nóng bừng, tim đập mạnh, đau đầu, khó thở…

  • Không ăn hải sản cùng với thực phẩm có tính hàn

Theo đông y, hải sản có tính hàn, nên khi ăn tốt nhất tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, dấp cá, nước đá… vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu

  • Không ăn hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C

Hải sản tươi như tôm, cua, sò, ốc… thường rất ngon, bổ. Những loại hải sản này không có nguy cơ gì cho cơ thể tuy nhiên nếu ăn kèm với thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể, nó có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Hải sản là một trong những loại thực phẩm rất giàu giá trị dinh dưỡng

Hải sản là một trong những loại thực phẩm rất giàu giá trị dinh dưỡng

  • Không nên uống rượu bia khi ăn hải sản

Dược sĩ Đại học cho rằng, sự kết hợp giữa bia và hải sản sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gout hoặc làm bệnh tái phát hay nặng hơn. Lượng purine trong hải sản trong quá trình tiêu hóa sẽ hình thành nên axit uric, sự dư thừa  axit uric sẽ gây ra bệnh gout và các bệnh khác. Uống bia cùng với ăn hải sản sẽ đẩy nhanh tốc độ tạo thành axit uric. Lượng axit uric với nồng độ cao sẽ tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm từ đó dễ dàng gây bệnh gout, viêm khớp xương và mô mềm.

  • Không nên ăn trái cây và uống trà sau khi ăn hải sản

Nhiều người thường có thói quen uống trà và ăn trái cây tráng miệng sau bữa ăn tuy nhiên việc này không tốt, bởi lượng axit tannic có trong trà khi kết hợp với lượng canxi có trong hải sản cũng sẽ tạo thành canxi không hòa tan, gây kích ứng lên hệ tiêu hóa. Ăn trái cây, uống trà sau khi ăn hải sản có thể gây đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và kết sỏi dẫn đến sỏi thận.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn