Tắc ruột là sự tắc nghẽn làm đình chỉ lưu thông các chất trong lòng ruột như: thức ăn, chất bã, hơi, nước. Trong điều trị cần giải quyết nguyên nhân gây tắc và tái lập lại sự lưu thông trong lòng ruột.
- Cách nhận biết bong gân và cách xử lý khi bị bong gân
- Phát huy vai trò quan trọng của hoạt động thể thao với sinh viên y
- Cảnh báo nguy cơ chấn thương do tập Gym sai cách
Tắc ruột có nguy hiểm không?
Dưới đây là thông tin bạn cần biết về tắc ruột.
Tắc ruột diễn ra như thế nào?
Tình trạng tắc nghẽn ở ruột có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong suốt chiều dài của ruột ( tổng chiều dài xấp xỉ 7,5m). Tắc có thể do bít nghẽn hoặc tắc do thắt
Tắc do bít nghẽn thường với những nguyên nhân sau:
- Tắc ruột do giun đũa, giun đũa với đặc điểm kích thước lớn, ký sinh trong lòng ruột non sinh sản phát triển với số lượng lớn có thể dồn chặt thành búi giun lớn gây tắc hoàn toàn, hoặc tập trung lại gây hẹp lòng ruột cản trở lưu thông. Nguyên nhân tắc này thường gặp ở trẻ từ 5-14 tuổi.
- Tắc ruột do vật lạ khác như: bã thức ăn thường gặp ở người già và trẻ nhỏ hay do sỏi mật rơi xuống.
- Tắc ruột do thương tổn ở thành ruột gây hẹp chít lòng ruột như: Teo ruột bẩm sinh, lao ruột, u lành tính hay u ác tính đại trực tràng.
- Lòng ruột cũng có thể bị bít tắc do thương tổn thành ngoài như dính ruột sau mổ, khối u trong ổ bụng đè vào như u mạc treo, u nang buồng trứng.
Bác sĩ tư vấn: Tắc do thắt thường gặp như tắc do xoắn ruột, do dây chằng chẹn ngang ruột, lồng ruột (đoạn ruột trên chui lồng vào đoạn ruột dưới hay ngược lại), do thoát vị ( thoát vị bẹn, thoát vị đùi)
Bình thường có 6-8 lít dịch vào trong trong ruột non mỗi ngày, hầu hết số dịch này được hấp thu truốc khi vào đại tràng. Khoảng 75% hơi trong ruột là do nuốt không khí vào trong bụng, số hơi còn lại do vi khuẩn ký sinh đường ruột trong quá trình chuyển hóa sinh hơi. Khi có tắc ruột xảy ra dịch và hơi bị cản trở lưu thông dẫn tới căng giãn lòng ruột bên trên chỗ tắc và xẹp lòng ruột bên dưới và ở xa chỗ tắc.
Sự căng giãn lòng ruột làm giảm khả năng hấp thu lại dịch và đồng thời kích thích ruột bài tiết gây nôn. Sự căng giãn còn dẫn tới thy đổi vi thể làm tăng tính thấm mao mạch gây thoát dịch vào khoang phúc mạc. Do vậy khi tắc ruột non mất nước xuất hiện rất sớm, còn tắc ở ruột già mất nước muộn hơn
Dịch ứ đọng trong lòng ruột nên chỗ tắc là môi trường rất tốt để vi khuẩn phát triển và phân hủy thức ăn. Sự tăng tính thâm gây thoát dịch còn kéo theo vi khuẩn và độc tố của nó xâm nhập khoang phúc mạc gây viêm phúc mạc hay vào máu gây nhiễm trùng huyết, nhiễm độc cơ thể.
Tắc ruột diễn ra như thế nào?
Triệu chứng của tắc ruột
Khi có tắc ruột xảy ra, một vài triệu chứng điển hình mà bệnh nhân có thể phát hiện ra gồm có: Đau bụng, nôn, bí trung đại tiện.
- Đau bụng trong tắc ruột có đặc điểm đau từng cơn theo nhu động ruột, đau tăng dần theo thời gian tắc cả về cường độ và tần số, cơn đau thường xuất phát từ vị trí tắc. Giữa các cơn đau là khoảng thời gian hoàn toàn im lặng Nếu do xoắn ruột hoặc nghẹt ruột thì người bệnh đau dữ dội ngay từ đầu, đau liên tục.
- Nôn là triệu chứng lúc nào cũng có trên người bệnh tắc ruột, tắc ruột càng cao nôn càng nhiều, lúc đầu nôn ra thức ăn sau nôn ra dịch mật, bệnh nhân đến muộn có thể nôn ra dịch màu vàng hôi, nôn ra phân. Ngay sau khi nôn bệnh nhân thấy thoải mái dễ chịu nhưng ngay sau cơn đau tiếp theo xuất hiện, bệnh nhân lại nôn tiếp
- Bí trung đại tiện xảy ra khi có tắc ruột hoàn toàn, nếu bán tắc ruột bệnh nhân có thể không có bí trung đại tiện.
Đối với tắc ruột, thầy thuốc thăm khám sẽ thấy bụng bệnh nhân chướng căng, thậm chí có thể khiến bệnh nhân khó thở. Có dấu hiệu quai ruột nổi – dấu hiệu rắn bò trong cơn đau, nghe thấy tiếng réo ruột trong cơn đau, gõ vang do ruột chướng hơi, có thể phát hiện nguyên nhân là ổ thoát vị trên thành bụng hoặc vùng bẹn.
Toàn thân người bệnh nếu như đến muộn có thể có choáng do đau, mất dịch nhiều do nôn, dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc.
Bệnh nhân có chỉ định chụp XQ ổ bụng không chuẩn bị có thể thấy hình ảnh mức nước, mức hơi.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn