Tìm hiểu cách dùng Thuốc Cellcept an toàn hiệu quả

Thuốc Cellcept là thuốc gì? thuốc có công dụng gì? Cellcept sử dụng thuốc này như thế nào an toàn và hiệu quả? Sau đây là những thông tin tổng hợp nhằm giúp bạn giải đáp được những thắc mắc trên.

Cellcept sử dụng thuốc này như thế nào an toàn và hiệu quả

Cellcept sử dụng thuốc này như thế nào an toàn và hiệu quả

Thuốc Cellcept tác dụng như thế nào?

Thuốc Cellcept chứa hoạt chất  Mycophenolate mofetil là một chất ức chế chọn lọc men ionosine monophosphate dehydrogenase. Do đó, thuốc ức chế sự tổng hợp nhân nucleotide của guanosine mà không cần thâm nhập vào AND. Do sự tổng hợp nhân purine rất cần thiết cho tạo thành các tế bào lympo B và T, trong khi các loại tế bào khác thì có thể tận dụng cơ chế tái sử dụng nhân purine, Mycophenolate mofetil có hiệu lực kìm tế bào trên các tế bào lympho đáng kể hơn hẳn so với trên các tế bào khác.

Thuốc Cellcept được chỉ định dự phòng các phản ứng thải ghép ở những bệnh nhân được ghép thận dị thân. Đồng thời, thuốc còn được sử dụng để phối hợp với Corticosteroid và Cyclosporine.

Tuy nhiên, liều lượng sử dụng thuốc đối với người là không giống nhau bởi tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người và độ tuổi khác nhau. Bởi vậy, trước khi sử dụng mọi người cần phải uống thuốc theo đúng liều dùng của các bác sĩ hay dược sĩ chỉ định ban đầu.

Liều dùng của thuốc Cellcept

Liều dùng uống Cellcept đối với mỗi người là không giống nhau, bởi tùy thuộc vào độ tuổi cũng như chỉ định của các bác sĩ. Liều dùng được đưa dưới đây chỉ mang tính tham khảo.

* Liều dùng thuốc Cellcept đối với người lớn

Đối với những người ghép thận: sẽ dùng liều 1g và uống 2 lần/ ngày.

Liều dùng đối với người ghép gan: uống Cellcept 1.5g và uống 2 lần/ ngày.

* Liều dùng thuốc Cellcept đối với trẻ em

Trẻ từ 2 – 18 tuổi sẽ có liều dùng khuyến cáo đối với trẻ là 600mg/m2 da và dùng 2 lần/ ngày. Theo đó, thuốc chỉ dùng đối với những trẻ có diện tích da > 1.5m2. Hiện tại loại thuốc này chưa được nghiên cứu và xác minh về mức độ an toàn cho trẻ. Bởi vậy, bạn khi có ý muốn sử dụng cho trẻ cần phải tham khảo ý kiến với bác sĩ hay dược sĩ.

Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Cellcept

Theo các chuyên gia từ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn trong thời gian sử dụng thuốc Cellcept có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Gây cảm giác nôn ói khó chịu, bị tiêu chảy.
  • Tràn dịch màng phổi, khó thở hay gây nên tình trạng ho.
  • Xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột, bị viêm đại tràng, tá tràng, viêm thực quản, bị táo bón, đầy hơi hay có thể bị ợ hơi.
  • Huyết áp bất thường có thể tăng/ giảm, giãn mạch.
  • Người dùng loại thuốc này có thể trở nên lú lẫn , suy nghĩ không bình thường và gây nên tình trạng mất ngủ.
  • Mức độ nặng có thể bị ung thư da, u da lành tính.
  • Tăng hay hạ Kali trong máu, hạ Magie trong máu, tăng lượng cholesterol máu, tăng mức axit uric máu và trở nên chán ăn.
  • Bị viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, nhiễm nấm da, viêm mũi,…
  • Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng tiêu, nhiễm Herpes Zoster hay nhiễm Herpes Simplex, nhiễm Candida trên da hay âm đạo

Đây không phải là tất cả tác dụng phụ bạn có thể gặp khi sử dụng thuốc. Do đó, khi bạn dùng thuốc có gặp bất cứ triệu chứng nào bất thường, bạn hãy thông báo ngay cho bác sĩ để có cách xử lý kịp thời nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Một số lưu ý khi dùng thuốc Cellcept

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng. Bạn nên báo với bác sĩ khi được chỉ định thuốc, nếu bạn gặp phải một trong các vấn đề sau:

  • Bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc Cellcept.
  • Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hay cho con bú.
  • Những người bị dị ứng với thức ăn, hóa chất, thuốc nhuộm hay bất kì con vật nào.
  • Trường hợp dùng thuốc Cellcept cho người lớn hay trẻ em cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.
  • Bạn đang mắc bất kì vấn đề về sức khỏe nào.

Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng Cellcept cho phụ nữ có thai

Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng Cellcept cho phụ nữ có thai

  • Tất cả những loại thuốc bạn đang dùng như thuốc kê đơn, không kê đơn hay thực phẩm chức năng.

Thuốc Cellcept có thể tương tác với một số loại thuốc khác như:

  • Thuốc trị virus như acyclovir, ganciclovir;
  • Thuốc ức chế bơm proton;
  • Thuốc trị rối loạn lipid huyết như cholestyramine, sevelamer;
  • Các thuốc ảnh hưởng tuần hoàn gan ruột;
  • Thuốc ức chế miễn dịch như cyclosporin A, tacrolimus;
  • Telmisartan;
  • Thuốc tránh thai đường uống;
  • Rifampicin;
  • Trimethoprim/sulfamethoxazole;
  • Norfloxacin và metronidazole;
  • Ciprofloxacin and amoxicillin kèm axit clavulanic;
  • Probenecid;
  • Vắc-xin sống.

Theo dược sĩ Cao Đẳng Dược Sài Gòn bạn tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc, tăng hay giảm liều lượng thuốc khi chưa có chỉ định cụ thể của các bác sĩ.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Nếu bạn uống thuốc quá liều thì cần gọi ngay cấp cứu 115 và đến bệnh viện gần nhất để các bác sĩ có thể xử lý kịp thời.

Để đảm bảo chất lượng thuốc trong suốt quá trình sử dụng, bạn nên bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ẩm và tránh ánh sáng trực tiếp. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo hướng dẫn bảo quản thuốc trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Đặc biệt, bạn nên để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc Cellcept về công dụng và những lưu ý khi sử dụng thuốc này. Tuy nhiên, những thông tin về thuốc Cellcept ở trên chỉ mang tính tham khảo không được dùng để thay thế chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất trước khi sử dụng thuốc Cellcept các bạn cần phải thực hiện theo đúng chỉ định của các bác sĩ để tránh những biến chứng không may làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bạn.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn