Tìm hiểu căn bệnh nguy hiểm hôn mê gan

Hôn mê gan còn gọi là bệnh não gan hoặc não cửa chủ. Đây là những rối loạn não thứ phát được gây ra do một tình trạng suy gan nặng hoặc khởi phát sau phẫu thuật nối thông cửa chủ.

Tìm hiểu căn bệnh nguy hiểm hôn mê gan
Tìm hiểu căn bệnh nguy hiểm hôn mê gan

Nguyên nhân hôn mê gan

Bệnh nhân suy gan nặng hoặc do bệnh lý làm tắc tĩnh mạch cửa chủ, máu từ tĩnh mạch cửa về an không được gan cchuyeenr hóa và đào thải chất độc (ammoniac, mercaptan, acid gâm amino butyri và cacsc acid amin nhân thơm,..), những hợp chất có hại này gây nên rối loạn chuyển hóa mô, nhất là tại não gây nên những triệu chứng của hội chứng não gan.

Hôn mê gan ngoại sinh: Theo bác sĩ tư vấn chuyên môn, do bệnh nhân đưa vào quá nhiều protid hoặc truyền đạm, xuất huyết tiêu hóa nặng, đang trong thời gian điều trị dùng lợi tiểu mạnh làm mất nước và hạ kali máu. Bệnh nhân mắc các bệnh lý xơ gan, nhiễm trùng mật, thận, phổi, dùng các thuốc độc cho gan (Tetracycline, thuốc kháng lao, thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc hạ huyết áp,…)

Hôn mê gan nội sinh: do gan bị thương tổn nặng nề như trong bệnh lý viêm gan cấp, vêm gan do nhiễm đọc, ung thư gan hoặc xơ gan giai đoạn cuối. Chức năng gan suy giảm làm gan không thể tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất độc thành những chất không đọc đưa ra bên ngoài khiến nồng độ chất độc tăng cao trong máu và gây ảnh hưởng đến hoạt động của não

Triệu chứng lâm sàng hôn mê gan

Triệu chứng bệnh lý chia làm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Bệnh nhân có những biểu hiện thần kinh nhẹ và kín đáo như rối loạn và mát định hướng không gian thời gian, lơ mơ, ngủ gà, ngủ nhiều về ban ngày, đêm thức và dễ bị kích thích, bệnh nhân dễ cáu gắt, chữ viết nguệch ngoạc, có dấu rung vỗ cánh.
  • Giai đoạn 2 triệu chứng rõ ràng hơn một chút, xuất hiện triệu chứng tháp, tăng phản xạ, tăng trương lực ngoại tháp, hơi thở có mùi gan.
  • Bước sang giai đoạn 3 bệnh nhân chuyển sang giai đoạn hôn mê thật sự, người bệnh mất nhận thức hoàn toàn, mất cảm giác và mất vận động.
  • Ở giai đoạn 4a bệnh nhân hôn mê nhưng cấu véo có đáp ứng, chuyển sang giai đoạn 4b người bệnh tiếp tục hôn mê sâu và kèm theo triệu chứng rối loạn sinh dục và rối loạn cơ tròn. Xét nghiệm thấy nồng độ ammoniac máu tăng rất cao, tuy nhiên người ta không đánh giá độ nặng của bệnh dựa vào nồng độ ammoniac máu. Điện giải đồ có rối loạn điện giải và kiềm toan: natri máu giảm, kali giảm, calci ít bị ảnh hưởng, dự trữ kiềm tăng, pCO2 giảm, CT scan và MRI: Có thể có teo não vùng võ hay phù não. Ngoài ra các xét nghiệm đánh giá chức năng gan cũng rất quan trọng.
Bảo vệ gan khỏi những tác nhân gây hại
Bảo vệ gan khỏi những tác nhân gây hại

Tiên lượng và dự phòng bệnh hôn mê gan

Hôn mê gan là một biến chứng nặng của bệnh nhân xơ gan, tiên lượng rất nặng, khả năng tử vong lên đến 90-95% đặc biệt với hôn mê gan nội sinh. Đặc biệt đói với trường hợp hôn mê gan ngoại sinh chỉ nếu điều chỉnh được các yếu tố thuận lợi thì sau 48-72 giờ bệnh nhân có thể thoát mê. Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào các yếu tố thuận lợi gây hôn mê và tiến triển bệnh lý xơ gan, các yếu tố nguy cơ càng nhiều và tiến triển xơ ga càng nặng thì tiên lượng bệnh càng nặng.

Điều trị bệnh hôn mê gan

Bệnh nhân hôn mê gan cần được chẩn đoán xác định và điều trị nguyên nhân khởi phát. Đối với trường hợp bệnh lý đang tiến triển cấp tính bệnh nhân được thay đổi chế độ ăn giảm protein (còn 20gram/ngày, 2000calo/ngày). Lượng protein sẽ được tăng dần lên khi bệnh nhân tiến triển tốt, tuy nhiên với hôn mê gan mạn tính thì cần hạn chế protein thường thuyên, nên dùng protein thực vật sẽ tốt hơn cho bệnh lý. Bệnh nhân cần được thụt tháo để loại bỏ nito và phosphate. Kết hợp điều trị bằng thuốc kháng sinh và dịch truyền, an thần, lợi tiểu và các thuốc tăng đào thải ammoniac, ngưng điều trị lợi tiểu để tránh rối loạn nước điện giải nặng có khi cần tiến hành ghép gan theo liệu lượng của Dược sĩ tư vấn. Đối với bệnh não gan mạn tính cần tránh dùng các thuốc có chứa nito, lượng protein thực vật đưa vào 50gram/ngày, đại tiện 2 lần/ngày, dùng lactulose hay lactilol; nếu triệu chứng xấu hơn thì chuyển sang điều trị như chế độ người hôn mê cấp.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn