Tìm hiểu công dụng và cách dùng thuốc bổ mắt Tobicom

Tobicom là một trong số những thương hiệu thuốc bổ mắt phổ biến nhất tại Việt Nam. Cách sử dụng thuốc Tobicom như thế nào đạt hiểu quả, bạn nên tham khảo thông tin cần thiết của thuốc Tobicom qua bài viết sau.

Tobicom điều trị mỏi mắt, đau nhức mắt, quáng gà.

Tobicom điều trị mỏi mắt, đau nhức mắt, quáng gà.

Thành phần Tobicom

Mỗi viên nang chứa:
Hoạt chất:
Natri chondroitin sulfat…………………………..100 mg
Retinol palmitat…………………………………….2500 I.U.
Cholin hydrotartrat………………………………..25 mg
Riboflavin …………………………………………..5 mg
Thiamin hydroclorid………………………………20 mg
Tá dược:
Tocopherol, lactose, silic keo, glucose, magnesi stearat, vỏ nang gelatin.

Chỉ định dùng Tobicom

Điều trị mỏi mắt, đau nhức mắt, quáng gà.

Bổ sung duỡng chất khi suy yếu thị lực.

Liều lượng – Cách dùng Tobicom 

1 viên nang, 1 – 2 lần/ngày.

Khuyến cáo

Tránh dùng vitamin A vượt quá 5000 I.U.(đơn vị quốc tế) mỗi ngày cho phụ nữ có thai vì có khả năng sinh quái thai.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc. Không dùng cùng các thuốc khác chứa vitamin A.

Tương tác thuốc:

Natri Chondroitin Sulfat 
Chondroitin làm tăng tác dụng chống đông máu của các thuốc kháng đông (warfarin). Điều này có thể gây chảy máu nghiêm trọng, do đó không nên dùng thuốc khi dùng warfarin.
Cholin hydrotartrat
Cholin phối hợp với các vitamin B6, B12 và acid folic có vai trò trong chuyển hóa homocysteine. Methotrexate làm giảm các chất chuyển hóa của Cholin khi dùng chung với thuốc này, ngược lại nghiên cứu trên chuột cũng cho thấy cholin làm tái nhiễm mỡ ở gan gây bởi methotrexate.
Retinol palmitat (vitamin A)
Neomycin, cholestyramin, paraffin lỏng làm giảm hấp thu vitamin A.
Các thuốc uống tránh thai có thể làm tăng nồng độ vitamin A trong huyết tương và có tác dụng không thuận lợi cho sự thụ thai. Điều này giải thích vì sao đôi khi khả năng thụ thai bị giảm trong thời gian ngay sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai steroid.
Vitamin A và isotretinoin dùng đồng thời thì có thể dẫn đến tình trạng như dùng vitamin A quá liều. Cần tránh dùng đồng thời hai thuốc trên như tránh dùng vitamin A liều cao.
Riboflavin
Đã gặp 1 số ca “thiếu riboflavin” ở người đã dùng Clopromazin, imipramin, amitriptylin và adriamycin.
Rượu có thể gây cản trở hấp thu riboflavin ở ruột.
Probenecid sử dụng cùng riboflavin gây giảm hấp thu riboflavin ở dạ dày, ruột.
Thiamin hydroclorid
Thiamin có thể làm sai lệch một số xét nghiệm (gồm xét nghiệm acid uric máu, urobilinogen niệu). Vì vậy cần thông báo cho bác sĩ xét nghiệm và bác sĩ điều trị của bạn biết khi có sử dụng vitamin này.
Tương tác khác
Trong thành phần thuốc có sự hiện diện của dl-alpha tocopherol (vitamin E). Vitamin E làm giảm hiệu quả của vitamin K và làm tăng hiệu quả của thuốc chống đông máu.
Dùng đồng thời vitamin E và acid acetylsalicyclic có nguy cơ gây chảy máu.
Vitamin E có thể làm tăng hấp thu, sử dụng và dự trữ vitamin A. Vitamin E bảo vệ vitamin A khỏi bị thoái hóa do oxy hóa làm cho nồng độ vitamin A trong tế bào tăng lên; vitamin E cũng bảo vệ chống lại tác dụng của chứng thừa vitamin A. Tuy nhiên, các tác dụng này còn đang tranh luận.

Tobicom giúp đôi mắt sáng khỏe

Tobicom giúp đôi mắt sáng khỏe

Tác dụng phụ Tobicom

Natri chondroitin Sulfat
Tác dụng ngoại ý rất hiếm khi xảy ra như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau dạ dày nhẹ, sưng mí mắt, sưng chân, rụng tóc hay nhịp tim bất thường.
Cholin hydrotartrat
Sự có mặt của cholin có thể gây trimethylamine niệu (hay hội chứng mùi cá) ở bệnh nhân thiếu enzyme chuyển hóa trimethylamine-N-oxide.
Retinol palmitat (vitamin A)

Theo dược sĩ Cao Đẳng Dược Sài Gòn các tác dụng phụ và tác dụng có hại sẽ xuất hiện khi dùng vitamin liều cao dài ngày hay khi uống phải một liều rất cao vitamin A.
Ngộ độc mạn tính: Dùng vitamin A liều cao kéo dài có thể dẫn đến ngộ độc vitamin A. Các triệu chứng đặc trưng là: mệt mỏi, dễ bị kích thích, chán ăn, sút cân, nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt, gan – lách to, da bị biến đổi, rụng tóc, tóc khô ròn, môi nứt nẻ và chảy máu, thiếu máu, nhức đầu, calci huyết cao, phù nề dưới da, đau ở xương và khớp, ở trẻ em các triệu chứng ngộ độc mạn tính còn gồm cả tăng áp lực nội sọ (thóp căng), phù gai mắt, ù tai, rối loạn thị giác, sưng đau dọc các xương dài. Khi ngừng dùng vitamin A thì các triệu chứng cũng mất dần nhưng xương có thể ngừng phát triển do các đầu xương dài đã cốt hóa quá sớm. Ngộ độc cấp: Uống vitamin A liều rất cao dẫn đến ngộ độc cấp với các dấu hiệu buồn ngủ, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, nôn, dễ bị kích thích, nhức đầu, mê sảng và co giật, tiêu chảy… Các triệu chứng xuất hiện sau khi uống từ 6 đến 24 giờ.
Xử trí: Phải ngừng dùng thuốc. Điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.
Riboflavin 
Không thấy có tác dụng không mong muốn khi sử dụng riboflavin. Dùng liều cao riboflavin thì nước tiểu sẽ chuyển màu vàng nhạt, gây sai lệch đối với một số xét nghiệm nước tiểu trong phòng thí nghiệm.
Thiamin hydroclorid
Các phản ứng có hại của thiamin rất hiếm và thường theo kiểu dị ứng. Các phản ứng quá mẫn xảy ra chủ yếu khi tiêm.
Bình thường do thiamin tăng cường tác dụng của acetylcholin, nên một số phản ứng da có thể coi như phản ứng dị ứng.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Toàn thân: ra nhiều mồ hôi, sốc quá mẫn.
Tuần hoàn: tăng huyết áp cấp.
Da: ban da, ngứa, mày đay.
Hô hấp: khó thở.

Chú ý đề phòng:

Theo các chuyên gia từ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chú ý dùng các trường hợp:

  • Tuân theo đúng liều lượng và cách dùng.
  • Ở trẻ em, dùng thuốc dưới sự giám sát của người lớn.
  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Không nên dùng vitamin A quá 5000 I.U.mỗi ngày vì vitamin A cũng được cung cấp từ thức ăn hàng ngày.
  • Bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc khác hoặc phụ nữ có thai nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc.

 Trên đây là thông tin cần thiết của thuốc Tobicom, bạn nên dọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn