Paracold là một thuốc giảm đau chứa hoạt chất paracetamol, được dùng trong các trường hợp đau nhẹ như đau đầu, đau xương khớp. Vậy Paracold được dùng như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu?
- Tìm hiểu tác dụng và cách dùng thuốc Amlor
- Tìm hiểu thuốc ho sổ mũi cho trẻ em Ameflu MS
- Tìm hiểu công dụng và cách dùng Chimitol
Paracold được dùng đau nhẹ như đau đầu, đau xương khớp
Paracold được chỉ định trong các trường hợp nào?
Theo các chuyên gia từ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn thuốc được dùng giảm các cơn đau như: đau đầu, đau nửa đầu, viêm xoang, đau răng, đau họng, đau sau nhổ răng, đau bụng kinh, đau cơ xương, đau do viêm khớp, đau dây thần kinh. Ngoài ra, thuốc còn được dùng hạ sốt trong các trường hợp viêm nhiễm.
Thành phần của thuốc paracold là gì?
– Paracetamol…………………………………………………………….. 500 mg
– Caffeine…………………………………………………………………….. 65 mg
– Tá dược………………………………………………………….. vừa đủ 1 viên
(Povidone, Croscarmellose sodium, Microcrystalline cellulose, Magnesi stearate, Talc, Hydroxypropyl methylcellulose, Titanium dioxide, Màu Oxid sắt đỏ, Polyethylen glycol 6000, Polysorbate 80, Ethanol 96%)
Tính chất của các thành phần trong viên paracold?
+ Paracetamol (Acetaminophen hay N– acetyl– p– aminophenol) là một chất chuyển hóa có hoạt tính của Phenacetin, nó có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau.
+ Caffeine là dẫn chất của xanthine (methylxanthine), nó có tác động trên hệ thần kinh trung ương có tác dụng làm giảm đau.
Paracold giảm ngay triệu chứng đau đâu
Chống chỉ định của thuốc paracold?
- Bệnh nhân quá mẫn với bất kì thành phần của thuốc.
- Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, suy thận hoặc suy gan nặng.
- Người bệnh thiếu hụt glucose– 6– phosphat dehydrogenase.
Liều lượng – Cách dùng Paracold
- Thuốc được dùng bằng đường uống.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: cho bệnh nhân dùng 500 – 1000 mg mỗi 4 – 6 giờ khi cần thiết nhưng không được quá 4 g/ngày.
- Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: cho bệnh nhân uống 250 – 500 mg mỗi 4 – 6 giờ khi cần thiết, tối đa 4 lần/ngày.
- Các bệnh nhân chú ý không được tự ý dùng paracetamol để giảm đau quá 10 ngày đối với người lớn và 5 ngày đối với trẻ em.
- Không được tự ý dùng paracetamol để hạ sốt trong những trường hợp sốt quá cao (trên 39,5OC), sốt kéo dài hơn 3 ngày hoặc sốt tái phát.
Theo dược sĩ Cao Đẳng Dược Sài Gòn khi dùng quá liều paracold, bệnh nhân có thể xảy ra các dấu hiệu sau:
– Các triệu chứng sau: buồn nôn, ói mửa, chán ăn, xanh xao, đau bụng.
Dùng liều quá cao trên 10 g ở người lớn và trên 150 mg/kg ở trẻ em có thể gây phân hủy tế bào gan đưa đến hoại tử hoàn toàn và không hồi phục, nhiễm toan chuyển hóa, bệnh lý não dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.
– Xử trí cấp cứu:
- Người nhà phải chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện.
- Phải rửa dạ dày để loại trừ ngay thuốc đã uống.
- Dùng chất giải độc N- acetylcysteine uống hoặc tiêm tĩnh mạch càng nhanh càng tốt.
Tác dụng phụ Paracold
- Hiếm khi gặp phải các tai biến dị ứng như ban đỏ, nổi mề đay.
- Khi dùng liều cao và kéo dài có thể gây tổn thương ở gan. Vài trường hợp hiếm thấy giảm tiểu cầu.
- Có thể gặp phù mạch, co thắt phế quản, mất ngủ, bồn chồn, rối loạn tiêu hóa.
- Ngừng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
Thận trọng
- Thận trọng khi sử dụng Paracetamol cho người bệnh thiếu máu từ trước.
- Bệnh nhân chú ý không uống thức uống có cồn khi dùng thuốc.
- Tránh dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Tương tác
- Isoniazid, Alcool, các thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin) có thể làm gia tăng nguy cơ độc gan gây bởi Paracetamol.
- Dùng chung Phenothiazin với Paracetamol có thể dẫn đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng.
- Metoclopramid có thể làm gia tăng sự hấp thu của Paracetamol.
- Làm tăng tác dụng của thuốc kháng đông warfarin, coumarin.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn