Omeprazole 20 mg, thành phần chính là Omeprazole, có tác dụng điều trị và dự phòng tái phát loét dạ dày, loét tá tràng, viêm thực quản trào ngược, điều trị dài hạn bệnh lý tăng tiết dạ dày trong hội chứng Zollinger-Ellison. Vậy công dụng và cách dùng Omeprazole ra sao?
- Tìm hiểu thuốc chữa đại tràng co thắt Debridat 100mg
- Tìm hiểu công dụng và tác dụng thuốc CoQ10
- Những thông tin cần biết về thuốc Ubiheal
Thành phần của Omeprazole
- Dược chất chính: Omeprazole
- Loại thuốc: Dạ dày tá tràng
- Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nang 20 mg
Công dụng của Omeprazole
Theo các chuyên gia từ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn Omeprazole được dùng để:
- Ðiều trị và dự phòng tái phát loét dạ dày, loét tá tràng, viêm thực quản trào ngược.
- Ðiều trị dài hạn bệnh lý tăng tiết dạ dày trong hội chứng Zollinger-Ellison.
Liều dùng của Omeprazole
Cách dùng
Thuốc dùng uống.
Liều dùng
- Loét tá tràng: 20 mg/ngày x 2-4 tuần.
- Loét dạ dày và viêm thực quản trào ngược: 20 mg/ngày x 4-8 tuần. Có thể tăng 40 mg/ngày ở bệnh nhân đề kháng với các trị liệu khác.
- Hội chứng Zollinger-Ellison: 60 mg/ngày.
- Dự phòng tái phát loét dạ dày, tá tràng: 20-40 mg/ngày.
Omeprazole không nên chỉ định trong trường hợp dùng kèm nhiều thuốc
Làm gì khi dùng quá liều?
Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm nhầm lẫn, buồn ngủ, mờ mắt, nhịp tim nhanh, buồn nôn, nôn, ra mồ hôi, nóng bừng, đau đầu, khô miệng. Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Tác dụng phụ của Omeprazole
Theo dược sĩ Cao Đẳng Dược Sài Gòn thuốc Omeprazole có thể có tác dụng phụ sau: Táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, đau đầu, phát ban, nổi mề đay, ngứa, sưng mặt, cổ họng, lưỡi, môi, mắt, tay, chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân; khó thở hoặc khó nuốt, khàn tiếng, nhịp tim bất thường, mệt mỏi quá mức, chóng mặt, lâng lâng, co thắt cơ bắp, lắc không kiểm soát được một phần cơ thể, co giật, tiêu chảy, đau bụng, sốt. Tăng nguy cơ bị gãy xương cổ tay, hông hoặc cột sống hơn những người không dùng thuốc này. Omeprazole có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc.
Lưu ý khi sử dụng Omeprazole
Thận trọng khi sử dụng
- Giống như các thuốc kháng tiết dịch vị khác, omeprazole khiến các vi khuẩn trong dạ dày phát triển dễ dàng do sự giảm dung tích và tính axit của dịch vị.
- Không nên điều trị dài ngày các loét tá tràng hoặc loét dạ dày, viêm thực quản do hồi lưu, hoặc điều trị dự phòng tái phát các loét, vì chưa đủ tài liệu xác minh lợi ích các việc này. Hơn nữa, các nghiên cứu độc tính trên súc vật cho biết có những u bướu dạ dày dạng ung thư đã được phát hiện trên 1 loài vật khi dùng omeprazole liều cao trong thời gian dài.
- Phải kiểm tra tình trạng lành tính vết loét dạ dày trước khi điều trị.
- Phải giám sát đặc biệt các bệnh nhân có dùng diazepam, phenytoin (nếu cần giảm liều lượng), theophyllin, các kháng vitamin K (nếu dùng đồng thời với warfarin, phải giảm liều lượng).
- Thiểu năng thận: Không có thay đổi đáng kể về sinh khả dụng.
- Thiểu năng gan: Tuy sự bài thải chậm hơn, nhưng do cách dùng thuốc nên không có hiện tượng tích luỹ omeprazole hoặc các chất chuyển hóa.
- Trẻ em: Công hiệu và tính dung nạp thuốc chưa được nghiên cứu.
- Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều dùng.
- Đối với bà mẹ có thai và cho con bú: Tính không độc hại của omeprazole đối với phụ nữ có thai chua được nghiên cứu; thử nghiệm trên súc vật không chứng tỏ tác dụng sinh ung thư hoặc tính độc của thuốc trên bào thai. Tuy vậy, cũng không nên dùng thuốc trong 3 tháng đầu và những tháng khác của thời kỳ thai nghén, ngoại trừ trường hợp rất cần thiết.
Tương tác thuốc
– Các loại thuốc có khả năng xảy ra tương tác:
- Omeprazole không có tương tác quan trọng trên lâm sàng khi được dùng cùng thức ăn, rượu, amoxycilin, bacampicilin, cafein, lidocain, quinidin hay theophylin. Thuốc cũng không bị ảnh hưởng do dùng đồng thời Maalox hay metoclopramid.
- Omeprazole có thể làm tăng nồng độ ciclosporin trong máu.
- Omeprazole làm tăng tác dụng của kháng sinh diệt trừ H. pylori.
- Omeprazole ức chế chuyển hóa của các thuốc bị chuyển hóa bởi hệ enzym trong cytocrom P450 của gan và có thể làm tăng nồng độ diazepam, phenytoin và warfarin trong máu. Sự giảm chuyển hóa của diazepam làm cho tác dụng của thuốc kéo dài hơn. Với liều 40mg/ ngày omeprazole ức chế chuyển hóa phenytoin và làm tăng nồng độ của phenytoin trong máu, nhưng liều omeprazole 20mg/ ngày lại có tương tác yếu hơn nhiều. Omeprazole ức chế chuyển hóa warfarin nhưng lại ít làm thay đổi thời gian chảy máu.
- Omeprazole làm tăng tác dụng chống đông máu của dicoumarol.
- Omeprazole làm giảm chuyển hóa nifedipin ít nhất là 20% và có thể làm tăng tác dụng của nifedipin.
- Clarithromycin ức chế chuyển hóa omeprazole và làm cho nồng độ omeprazole tăng cao gấp đôi.
– Các loại thực phẩm, đồ uống có khả năng xảy ra tương tác:
- Duy trì chế độ ăn uống bình thường, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.
Bảo quản
Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn