Vitamin B1 hay còn được gọi là Thiamin thường được tìm thấy trong các thực phẩm như ngũ cốc thô, thịt, các loại rau, đậu… Vậy thuốc có công dụng thế nào? sử dụng sao để mang hiệu quả cao?
- Tìm hiểu thuốc chữa đau dạ dày Maalox
- Thuốc giảm đau chống viêm hạ nhiệt Voltaren 75 MG
- Tìm hiểu công dụng và cách dùng thuốc Zyzocete
Chắc hẳn trong chúng ta không ai là không biết đến đến thuốc vitamin B1. Đây là một trong những loại thuốc được sử dụng thông dụng trong đời sống. Đây là chất quan trọng trong việc chuyển hóa carbohydrates từ thực phẩm thành các sản phẩm cần thiết cho cơ thể con người.
Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B1
Theo dược sĩ Cao Đẳng Dược Sài Gòn nếu bạn bị thiếu vitamin B1 thì bạn phải sử dụng thiamin để điều trị hoặc ngăn ngừa. Trong đó, thiamin dạng tiêm còn được sử dụng để điều trị bệnh beriberi do cơ thể bị thiếu vitamin B1 trong một thời gian dài. Đối với vitamin B1 dạng uống bạn có thể dùng mà không cần bác sĩ phải kê toa, còn đối với dạng tiêm thì cần phải được thực hiện bởi nhân viên y tế của bệnh viện.
Hướng dẫn sử dụng thuốc thiamin (Vitamin B1)
- Hãy sử dụng đúng với hướng dẫn trên vỏ nhãn thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Bạn không nên tự sử dụng thuốc tiêm nếu không biết cách tiêm hoặc phải được bác sĩ hướng dẫn cách tiêm rồi mới được sử dụng thuốc.
- Không được sử dụng ống tiêm đã qua sử dụng hoặc có sự thay đổi màu sắc bên trong.
- Liều lượng sử dụng thuốc được tính theo độ tuổi và theo hướng dẫn, chỉ định của chuyên viên y tế.
Lượng thiamin (vitamin B1) khuyến cáo dùng hằng ngày sẽ tăng theo độ tuổi. Bạn phải dùng uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Ngoài ra, bạn cần nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý để quá trình điều trị hiệu quả nhất. Đây cũng là một trong những điều quan trọng để giúp kiểm soát được tình trạng sức khỏe của bạn.
Vitamin B1 nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và ẩm. Để có cách bảo quản đúng đắn nhất bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên nhãn thuốc và đặc biệt nên để tránh xa tầm tay trẻ em.
Thiamin (vitamin B1) có những dạng và hàm lượng sau:
- Viên nang, uống 50 mg.
- Dung dịch tiêm 100 mg/ml.
- Viên nén 50 mg; 100 mg; 250 mg.
Thiamin b1 Bổ sung vitamin b1
Liều dùng cho người lớn
- Người bị bệnh beriberi dùng 10-20mg tiêm bắp 3 lần/ngày trong 2 tuần, sau đó sử dụng multivitamin uống chứa 5-10 mg thiamin (vitamin B1) mỗi ngày trong một tháng.
- Phụ nữ có thai bị mắc bệnh viêm dây thần kinh. Đối với những người bị ói nặng không nên sử dụng thuốc này. Nếu không bị ói quá nhiều bạn có thể sử dụng 5-10mg tiêm bắp tay mỗi ngày.
- Người bị suy cơ tim có ứ dịch tiêm từ từ qua tĩnh mạch với liều lượng vừa đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Người bị thiếu Thiamin nếu được dextrose bệnh nhân có tình trạng thiamin ngoại biên, dùng 100mg tiêm tĩnh mạch để tránh bị suy tim.
- Người bị mắc bệnh não Wernicke sử dụng 100mg tiêm tĩnh mạch sau đó duy trì 50-100mg/ngày tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch đến khi bệnh nhân cân bằng chế độ ăn uống.
Liều dùng thuốc thiamin (vitamin B1) cho trẻ em
- Trẻ em bị mắc bệnh Beriberi dùng 10-25mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch hàng ngày hoặc 10-50mg cho trẻ uống 2 lần/ngày, sau đó dùng 5-10mg uống mỗi ngày trong 1 tháng.
- Trẻ bị thiếu thiamin bệnh nhân có tình trạng thiamin ngoại biên cho trẻ dùng 100mg trong mỗi vài lít đầu tiên của dịch tiêm tĩnh mạch để tránh bị dẫn đến suy tim.
- Để bổ sung vitamin, chất khoáng:
- Đối với trẻ sơ sinh dùng 0,3 – 0,5 mg cho trẻ uống mỗi ngày một lần.
- Đối với trẻ em dùng 0,5 – 1 mg cho trẻ uống mỗi ngày một lần.
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc thì hãy dùng ngay càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như dự định. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Theo các dược sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng,.. thì bạn nên đến các tổ chức y tế để được giúp đỡ.
Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có một tác dụng phụ như sau:
- Môi chuyển màu xanh.
- Đau ngực, cảm thấy khó thở.
- Phân có máu, hoặc hắc ín.
- Ho ra máu hoặc nôn mửa giống như bã cà phê.
- Buồn nôn, cảm giác chặt trong cổ họng.
- Mồ hôi, cảm giác ấm.
- Phát ban nhẹ hoặc ngứa.
- Cảm thấy bồn chồn.
- Bị chai và nổi cục cứng nơi tiêm thiamin (vitamin B1).
Chưa có đầy đủ nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Nên trước khi dùng thuốc, bạn hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Đây là những thông tin về thuốc Thiamin (Vitamin B1) được dược sĩ trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp nhằm cung cấp thêm kiến thức về thuốc cho người tiêu dùng. Kiến thức trong bài biết chỉ mang tính tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn