Tìm hiểu thuốc điều trị xương khớp Medrol

Thuốc Medrol được dùng rất nhiều trong việc điều tị bệnh về viêm xương khớp. Vậy thuốc Medrol có tác dụng ra sao và cách dùng thuốc, để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.

Medrol chuyên trị các bệnh đau xương khớp

Medrol chuyên trị các bệnh đau xương khớp

Medrol là thuốc gì?

Medrol là một loại thuốc kháng sinh chuyên chưa các bệnh về đau xương khớp, thuộc nhóm thuốc Glucocorticoid. Thành phần chính của thuốc là Methylprednisolone, có tác dụng kháng viêm.

Medrol được bào chế ở 3 dạng: thuốc tiêm (có 2 loại là Solu Medrol và Depo Medrol), viên nén, dịch treo để thụt. Trong đó viên nén là dạng phổ biến nhất với các liều lượng như Medrol 4mg, Medrol 8mg, Medrol 16mg

Chỉ định/công dụng của thuốc Medrol

Ngoài các bệnh về xương khớp, Medrol còn có tác dụng với nhiều bệnh lý khác. Cụ thể như:

  • Viêm xương khớp: viêm khớp vảy nến, viêm khớp gút cấp tính, viêm khớp dạng thấp, viêm mỏm cầu lồi xương…
  • Các bệnh thuộc về da liễu: vảy nến, viêm da tróc vảy, viêm da bọng nước dạng Herpes, u sùi dạng nấm, viêm da tiết bã nhờn…
  • Rối loạn dị ứng: viêm mũi dị ứng theo mùa và quanh năm, hen phế quản, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng do di truyền…
  • Rối loạn nội tiết: bất thường chức năng vỏ thượng thận, viêm tuyến giáp không sinh mủ, biểu hiện Calci máu cao phối hợp ung thư…
  • Bệnh về mắt: Medrol điều trị viêm và dị ứng mạn tính/cấp tính ở mắt như viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc, viêm mắt đồng cảm, viêm màng mạch, võng mạc…
  • Bệnh hô hấp: hội chứng Loeffler không điều trị được bằng cách khác, viêm phổi hít, nhiễm độc berylli…
  • Rối loạn huyết học: chứng giảm tiểu cầu ở người lớn, giảm bạch cầu ái toan (thiếu máu RBC), thiếu tan máu do tiếp nhận, thiếu máu hypoplastic tuyến tiền liệt bẩm sinh.

Ngoài ra, Medrol còn dùng chữa trị các bệnh tăng canxi máu do khối u, viêm màng ngoài tim, Lupus đỏ toàn thân hoặc viêm da cơ toàn thân…

Medrol chuyên trị các viêm xương khớp

Medrol chuyên trị các viêm xương khớp

Chống chỉ định của thuốc Medrol

Theo các chuyên gia từ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn không sử dụng thuốc Medrol với:

Những người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần thuốc

Người bị tiểu đường

Người bệnh nhiễm nấm toàn thân

Bệnh nhân đang dùng vaccine sống; người bị bệnh tim mạch, suy thận, viêm loét đường tiêu hóa; bệnh nhân nhiễm Herpes simplex.

Phụ nữ có thai và đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng Medrol. Trong trường hợp bắt buộc, cần có sự đồng ý và theo dõi của bác sĩ.

Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc

Liều dùng và Cách dùng thuốc Medrol

Thuốc dùng đường uống

Liều dùng thuốc Medrol

  • Người lớn: khởi đầu từ 4 – 48 mg/ngày, dùng liều đơn hoặc chia liều tùy theo bệnh;
  • Bệnh xơ cứng rải rác 160 mg/ngày x 1 tuần, tiếp theo 64 mg, 2 ngày 1 lần x 1 tháng.
  • Trẻ em: Suy vỏ thượng thận 0,117 mg/kg chia 3 lần.
  • Các chỉ định khác 0,417 – 1,67 mg/kg chia 3 hoặc 4 lần.

Làm gì khi dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu quên không dùng thuốc đúng giờ, không nên dùng liều bù vào lúc muộn trong ngày, nên tiếp tục dùng liều bình thường vào ngày hôm sau trong liệu trình.

Lưu ý khi sử dụng

Thận trọng khi sử dụng thuốc Medrol

  • Tránh dùng ở phụ nữ có thai & bà mẹ đang cho con bú.
  • Thuốc có thể che lấp các dấu hiệu nhiễm trùng và tình trạng nhiễm trùng mới có thể xuất hiện trong khi sử dụng.
  • Sử dụng thuốc lâu dài có thể gây cườm dưới vỏ sau, glaucom kèm theo tổn thương dây thần kinh thị giác.
  • Không chủng ngừa trong khi dùng Steriod.

Tương tác thuốc Medrol

  • Dùng đồng thời Medrol với cyclosporin sẽ gây co giật.
  • Phenobarbital, phenytoin gia tăng sự thanh thải methylprednisolone.
  • Troleandomycin và ketoconazole ức chế chuyển hóa methylprednisolone nên làm giảm sự thanh thải methylprednisolone.

Dược sĩ Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ tác dụng phụ của thuốc Medrol:

  • Khi dùng thuốc Medrol có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: phát ban, ngứa, ho, sựng mặt, khó thở. Nếu xảy ra tác dụng phụ, cần đến ngay các cơ sở y tế để kịp thời xử lý.
  • Dùng Medrol liều cao hoặc trong thời gian dài có thể gây yếu xương nên với bệnh nhân có tiền sử loãng xương cần thông báo với bác sĩ để tìm giải pháp thay thế. Medrol còn làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, làm suy yếu hệ miễn dịch… nên cần phải tuân theo chỉ thị của bác sĩ để tránh những nguy hiểm khi điều trị.
  • Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, người dùng không tự ý sử dụng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sỹ chuyên môn. Hi vọng những kiến thức về Medrol sẽ giúp bạn lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị hợp lý nhất.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn