Tắc tia sữa luôn là nỗi lo thường trực của các bà mẹ đang cho con bú và cần điều trị kịp thời. Tắc sữa không chỉ gây nên những vấn đề phiền phức cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và chất lượng sữa mẹ.
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Tìm hiểu về hiện tượng tắc tia sữa và cách khắc phục
Tắc tia sữa là gì?
Bác sĩ tư vấn: Tắc tia sữa là tình trạng hệ thống các ống dẫn sữa bị tắc, hoặc lỗ núm vú bị tắc khiến sữa không chảy ra được. Đây là triêu chứng phổ biến ở các bà mẹ bỉm sữa, gặp nhiều và phổ biến hơn ở sản phụ gay sau sinh, bà mẹ đang cho con bú ít gặp hơn. Các triệu chứng của việc tắc tuyến sữa là một hoặc hai vú bắt đầu căng tức, sữa không chảy ra được. Cơn đau tăng dần lên, mẹ cảm thấy mệt mỏi, nóng sốt, đau đầu. Sờ thấy vú có những khối tròn di động, bề mặt gồ ghề và có thể nhiều khối liên kết với nhau hoặc đôi khi các khối rải rác, chạm vào rất đau và cứng. Tắc sữa nếu không can thiệp sẽ khiến sữa tiết ra ít hoặc tắc hoàn toàn, vú sưng nóng và đỏ, sốt, không chỉ vậy mẹ còn dễ trầm cảm sau sinh vì áp lực không cho con bú được. Nếu sữa không tiết ra được khi em bé bú thì cần đến các biện pháp tạo lực hút mạnh hơn như nặn hoặc sử dụng máy hút sữa.
Nguyên nhân gây tắc tia sữa
- Không cho con bú sớm ngay sau sinh và bú không thường xuyên: sữa mẹ ngay sau sinh là sữa non rất đặc và nhiều dinh dưỡng, chings vì sữa non rất đặc nên đây chính là nguyên nhân gây tắc sữa.
- Không vắt sữa non thừa sau cữ bú: Nhiều trường hợp bà mẹ cho con bú ngay ở những ngày đầu tiên nhưng vẫn bị tắc tia sữa, lí do vù sau bú mẹ không vắt đi phần sữa còn thừa sau khi trẻ bú xong, lượng sữa này còn lại gây ra vón cục và tắc sữa.
- Nhiễm khuẩn đầu vú: vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào gây ra nhiễm khuẩn ống dẫn sữa, hệ thống ống dẫn bị hẹp khiến sữa thoát ra ngoài khó khăn.
- Ngoài ra những ảnh hưởng của tình trạng sức khỏe mẹ như cẳm sốt, căng thẳng stress cũng gây ảnh hưởng đến sự tiết sữa và tăng nguy cơ tắc tia sữa.
Nguyên nhân gây tắc tia sữa
Xử trí tắc tia sữa như thế nào?
Để xử trí tình trạng tắc tia sữa tại nhà thì việc đầu tiên bà mẹ có thể làm là chườm ấm bằng khăn và mát xa nhẹ nhàng theo chiều dòng sữa (chiều từ bầu ngực ra núm vú), cho em bé bú càng nhiều càng tốt. Nếu em bé không chịu bú vì quen bú bình hoặc trường hợp mẹ bị tụt núm vú cần sử dụng máy hút sữa để thông tắc tuyến sữa.
Dự phòng và điều trị tắc tia sữa
Để bà mẹ dự phòng viêm tắc tia sữa sau sinh thì cần ngăn chặn tình trạng viêm nứt đầu vú. Trong quá trình mang thai nếu bà mẹ tụt núm vú vào trong thì cần vê núm vú và kéo núm vú hàng ngày. Bên cạnh đó mẹ cần cho con bú đúng giờ, thời gian bú không quá lâu chỉ cần cho bú khoảng 15-20 phút, bú hết một bên mới chuyển sang bên kia, đặc biêt không để trẻ ngậm ti đi ngủ, đây là sai lầm của rất nhiều bà mẹ. Nếu trẻ bú không hết mẹ cần vắt sữa ra để dự trữ tránh bị vón cục gây tắc sữa. Trước khi cho bú mẹ cần vệ sinh đầu vú, đặc biệt các kẽ của núm vú, sau khi cho bú cần lau sạch và vắt một vài giọt sữa đầu bỏ di, sau đó lau sạch vú và thấm khô. Nếu khi đã áp dụng những phương pháp trên mà tình trạng tắc sữa vẫn tiếp tục xảy ra thì mẹ cần bắt đầu các phương pháp điều trị. Bà mẹ có thể lựa chọn các trị liệu bằng sóng siêu âm, laser cường độ cao, nhiệt trị liệu và matxa kết hợp máy hút sữa chuyên dụng. Hiện nay phương pháp vật lý trị liệu là phương pháp điều trị tiên tiến đang được áp dụng rộng rãi. Thông thường sau khoảng vàu lần điều trị thì sản phụ hoàn toàn có thể cho con bú trở lại mà không gặp bất kì khó khăn nào.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn