Tổng quan về nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh chốc

Chốc thuộc nhóm bệnh nhiễm khuẩn ngoài da là bệnh có tính truyền nhiễm và tự miễn, thường gây ra bởi nhiễm tụ cầu hoặc liên cầu.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chốc

Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, chốc có biểu hiện phổ biến nhất là xuất hiện vảy màu vàng trên mặt và tứ chi. Các tổn thương ít phổ biến hơn là các dát, mụn nước, bọng nước tại bẹn hoặc nách; đôi khi xuất hiện các mụn mủ và các vết trợt da.

Chốc có hai thể lâm sàng chính:

  • Thể do liên cầu tan huyết nhóm A hoặc tụ cầu vàng có men đông. Đặc trưng bởi tổn thương dạng mụn nước, mụn mủ. với vảy màu vàng dày, nguyên nhân do liên cầu tan huyết beta nhóm A hoặc tụ cầu vàng có men làm đông
  • Thể do tụ cầu vàng nhóm II. Đặc trưng bởi tổn thương dạng bọng nước là chính.

Triệu chứng đặc hiệu nhất của chốc đó là ngứa ngáy khó chịu. Thường không gây ra sốt. Thương tổn lâm sàng chủ yếu là dát, mụn nước, bọng nước và vảy vàng sáp ong, đôi khi xuất hiện mụn mủ. Thông thường do ngứa bệnh nhân sẽ gãi bong các lớp vảy và để lại các tổn thương dạng trợt màu đỏ. Vị trí thường xuất hiện tổn thương là vùng da mặt và các vị trí hở ở tứ chi.

Thể nặng hơn của chốc là chốc loét, thể này thường có nguyên nhân do liên cầu khuẩn. Chốc loét có biểu hiện đặc trưng là thương tổn vảy và thương tổn loét. Thông thường chốc loét gặp ở bàn chân là chính. Chốc loét thường là biến chứng do các vết xây xát trên da.

Phòng ngừa chốc

Rửa tay là biện pháp phòng bệnh dễ thực hiện nhưng đem lại hiệu quả rất tốt. Ngoài ra, khi vô tình gặp phải các vết thương, cần làm sạch vết thương ngay lập tức. Hạn chế tối đa tiếp xúc với những người mang bệnh.

Chốc có thể dễ bị bệnh nhân bỏ qua trong những trường hợp dấu hiệu lâm sàng không quá rầm rộ. Tuy nhiên, chốc có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ví dụ viêm mô tế bào hoặc viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn. Bởi vậy cần thiết phải phòng ngừa chốc và khi có dấu hiệu nghi ngờ chốc, cần tìm gặp bác sĩ để nhận sự chăm sóc đúng cách.

đối với điều trị chốc các kháng sinh dùng tại chỗ thường hiệu quả kém hơn kháng sinh toàn thân

Đối với điều trị chốc các kháng sinh dùng tại chỗ thường hiệu quả kém hơn kháng sinh toàn thân

Điều trị thương tổn của chốc

Dựa trên nghiên cứu lâm sàng chỉ ra, đối với điều trị chốc các kháng sinh dùng tại chỗ thường hiệu quả kém hơn kháng sinh toàn thân. Thông thường, dạng bôi tại chỗ hiệu quả nhất thường được chỉ định là thuốc mỡ Mupirocin 2% (Bactroban). Mupirocin 2% sử dụng bôi trực tiếp lên các tổn thương, ngày 3 lần kéo dài trong 10 ngày.

Dược sĩ Đại học phân tích, kháng sinh toàn thân thường được chỉ định trong các trường hợp tổn thương quá rộng hoặc có hiện tượng sốt, dấu hiệu nhiễm độc, hoặc đánh giá nguy cơ biến chứng viêm cầu thận liên cầu. Việc chỉ định kháng sinh toàn thân phụ thuộc vào tình hình kháng thuốc của tụ cầu trong cộng đồng. Thông thường, việc làm nuôi cấy và kháng sinh đồ là cần thiết để tìm ra kháng sinh hiệu nhất. Các nhóm thuốc sau đây thường được chỉ định:

  • Dicloxacillin, liều dùng 1g/ngày.
  • Cephalexin, liều dùng 50mg/kg/ngày.
  • Erythromycin, liều dùng 1g/ngày chia 4 lần.

Ngoài điều trị nhiễm khuẩn, việc điều trị triệu chứng giảm khó chịu cho bệnh nhân cũng rất cần thiết. Thường đắp gạc được áp dụng để giảm nhẹ các thương tổn ướt và có vảy. Ngoài ra, quần áo, chăn màn và các loại khăn sử dụng cho bệnh nhân đều cần giặt riêng và xử lý diệt khuẩn trước khi tái sử dụng.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn