Tổng quan về rối loạn chức năng tiêu hóa và biện pháp xử trí hiệu quả

Rối loạn tiêu hóa là một trong những chứng bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, tìm hiểu về bệnh cũng như biện pháp xử trí là điều vô cùng quan trọng đối với các bậc làm cha làm mẹ.

Theo các Bác sĩ chuyên khoa Nhi, rối loạn chức năng tiêu hóa (RLCNTH) ở trẻ em thường biểu hiện các triệu chứng ở dạ dày ruột kéo dài hay mạn tính tùy theo lứa tuổi, rối loạn chức năng tiêu hóa ở trẻ em không có tổn thương thực thể do bệnh lý. RLCNTH thường biểu hiện các triệu chứng như: tiêu chảy, đau quặn bụng, đau bụng tái diễn, hội chứng ruột kích thích, nôn trớ, táo bón,…

Các yếu tố gây rối loạn chức năng tiêu hóa ở trẻ em

  • Stress: Stress là cơ chế phát sinh RLCNTH ở trẻ em, Stress tác động trực tiếp tới ruột, hệ thần kinh não gây rối loạn chức năng dạ dày – ruột.
  • Di truyền: Đối với những gia đình có người lớn thường xuyên bị đau bụng tái diễn, hội chứng ruột kích thích… thì trẻ có nguy cơ cao bị các triệu chứng.
  • Yếu tố tâm lý: sự lo âu trầm cảm càng nặng thì RLCNTH càng kéo dài hơn.
  • Thức ăn: Trẻ dị ứng protein sữa bò gây tiêu chảy, chế độ ăn ít chất xơ gây táo bón,…cũng là một trong những yếu tố nguy cơ khiến trẻ tăng nguy cơ mắc rối loạn tiêu hóa.
  • Thay đổi vi khuẩn ở ruột: rối loạn chức năng tiêu hóa xảy ra sau khi sử dụng kháng sinh, sau các đợt tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn là do sự thay đổi vi khuẩn đường ruột.

Một số dấu hiệu nhận biết RLCNTH thường gặp và cách xử trí

  • Trớ trào ngược

Các Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết trớ trào ngược là tình trạng thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản rồi trào ra ngoài miệng. Trớ thường xuất hiện ở trẻ khỏe mạnh từ 3 tuần đến 12 tháng tuổi, hay gặp nhất là lứa tuổi từ 3-4 tháng và kết thúc khi trẻ hơn 1 tuổi.

Xử trí trớ trào ngược bằng cách: Chỉnh sửa tư thế cho bú và sau khi cho bú xong thì bế trẻ đầu cao khoảng 10-15 phút rồi mới đặt nằm đối với trẻ đang bú mẹ. Mẹ nên tăng số lần bú của trẻ hoặc đối với những trường hợp trẻ bú sữa ngoài thì nên sử dụng các sản phẩm sữa bò có chứa tinh bột để làm tăng độ đặc và sánh đặc trong môi trường acid dạ dày, có tác dụng hạn chế trào ngược.

Trẻ em thường xuyên bị táo bón chức năng

Trẻ em thường xuyên bị táo bón chức năng

  • Táo bón chức năng

Táo bón là hiện tượng chậm thải phân ra ngoài, phân rắn, khô, trẻ đi đi đại tiện 2 lần hay ít hơn trong 1 tuần. Trẻ bú sữa mẹ ít có nguy cơ bị táo bón hơn so với những trẻ bú sữa bò.

Xử trí bằng cách điều chỉnh chế độ ăn: Trẻ bú sữa bò thì mẹ cần pha sữa đúng theo hướng dẫn, nếu cần thì thay đổi loại sữa khác phù hợp đối với trẻ. Mẹ cũng nên thay đổi chế độ ăn theo hướng bổ sung chất xơ, theo chia sẻ của các Dược sĩ Đại học nên uống thêm nước để chống táo bón cho cả mẹ và con. Những bà mẹ cho con bú nên tăng cường sử dụng những thực phẩm có chức năng nhuận tràng như khoai lang, khoai sọ, rau khoai lang, rau mồng tơi… đu đủ, xoài, cam…

  • Đau quặn bụng

Đau quặn bụng thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tháng tuổi, trẻ bị đau quặn bụng thường có biểu hiện quấy khóc, cơn khóc kéo dài và lặp đi lặp lại, kéo dài hàng tuần, hàng tháng, lặp đi lặp lại kéo dài hàng tuần, hàng tháng, sau đó giảm dần và kết thúc. Trong thời gian này trẻ vẫn ăn uống và phát triển bình thường.

Cách xử trí: Bế trẻ để bụng trẻ ép sát vào thành bụng mẹ. Xoa bụng trẻ. Điều quan trọng là mẹ cần bình tĩnh, dỗ trẻ, yêu thương trẻ nhiều hơn.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp các bậc cha mẹ đã hiểu hơn về những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và biết cách xử trí hiệu quả.

Thanh Mai – tapchisuckhoe.edu.vn