Tư vấn chứng sa sút tâm thần theo góc nhìn chuyên gia

Sa sút tâm thần là vấn đề nan giải của y khoa nói riêng và xã hội nói chung. Chứng bệnh càng trở nên rõ ràng ở những nước phát triển – nơi có tỷ lệ dân số già hóa cao.

Tư vấn chứng sa sút tâm thần theo góc nhìn chuyên gia
Tư vấn chứng sa sút tâm thần theo góc nhìn chuyên gia

Cùng các bác sĩ tư vấn chia sẻ những thông tin hữu ích, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Hỏi: Sa sút tâm thần là bệnh gì thưa Bác sĩ?

Trả lời:

Sa sút tâm thần (SSTT) là một hội chứng đặc trưng ở người cao tuổi do bị suy giảm các chức năng nhận thức nhưng không suy giảm ý thức. Các chức năng nhận thức bị suy giảm trong hội chứng sa sút tâm thần bao gồm: sự suy giảm tình trạng trí tuệ chung, khả năng học tập và trí nhớ, ngôn ngữ, giải quyết các vấn đề, sự chú ý và tập trung, sự phán xét và những khả năng giao tiếp xã hội; ngoài ra nhân cách của người bệnh cũng có thể bị ảnh hưởng.

Sa sút tâm thần thường gặp trên người cao tuổi, nhất là sau 60 tuổi. Trên thế giới có khoảng 40 triệu người mắc phải tình trạng này. Theo nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa trung ương cho thấy, ở Việt nam, cứ trung bình sau 5 năm tỷ lệ lại tăng gần gấp đôi.

Hỏi: Nguyên nhân gây bệnh sa sút tâm thần là do đâu thưa Bác sĩ?

Trả lời:

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, tùy theo nguyên nhân mà các tổn thương ở các thể sẽ khác nhau. Nhìn chung, đặc trưng của sa sút tâm thần cũng giống các bệnh và hội chứng do lão hóa khác. Đó là sự xuất hiện, tích tụ các sản phẩm do lão hóa, tổn thương mạch máu, vi mạch, cấu trúc não, giảm số lượng tế bào não dẫn đến các tổn thương không hồi phục, teo não.

Các nguyên nhân nhiễm trùng:

  • Giang mai thần kinh, bệnh Lyme
  • SSTT sau viêm não (đặc biệt là do herpes)
  • Viêm não do virus, ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm
  • Nhiễm trùng cơ hội hoặc áp xe não

Các nguyên nhân nội khoa:

  • Bệnh tuyến giáp và thượng thận
  • Thiếu vitamin (thiamin, niacin, B12)
  • Bệnh chuyển hoá (bệnh não do gan, SSTT sau lọc máu…)
  • Các thuốc (an thần, chống THA, thuốc ngủ, kháng cholinergic)
  • Bệnh Whipple, sarcoidosis, bệnh Wilson
  • Ngộ độc kim loại nặng
Biểu hiện của chứng sa sút tâm thần
Biểu hiện của chứng sa sút tâm thần

Sa sút tâm thần tiến triển nhanh

  • Viêm não Hashimoto (có thể điều trị bằng steroid)
  • Các hội chứng thoái hoá tiểu não
  • Bệnh não dạng xốp
  • Hội chứng cận ung thư
  • Viêm não do virus
  • Một số rất ít bệnh Alzheimer, SSTT thể Lewy, SSTT thuỳ trán-thái dương

Hỏi: Triệu chứng thường gặp của bệnh sa sút tâm thần là gì?

Trả lời:

Các dấu hiệu giúp phát hiện sa sút tâm thần:

  • Mất trí nhớ ảnh hưởng đến khả năng nghiệp vụ
  • Khó thực hiện các công việc trong gia đình
  • Khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ
  • Sai trong định hướng thời gian và vị trí
  • Gặp khó khăn trong việc suy nghĩ trừu tượng
  • Nhân cách biến đổi
  • Giảm khả năng lên kế hoạch, tổ chức, giải quyết vấn đề

Hỏi: Có những phương pháp nào được áp dụng để chẩn đoán bệnh sa sút tâm thần?

Trả lời:

Lâm sàng

Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ: phương pháp này chủ yếu dựa trên đánh giá sau khám lâm sàng và các bài test hay công cụ chẩn đoán đặc hiệu. Sa sút tâm thần được chẩn đoán xác định khi:

– Người bệnh có sự khiếm khuyết về trí nhớ và kèm theo ít nhất một trong các đặc điểm sau:

  • Mất ngôn ngữ
  • Rối loạn chú ý
  • Rối loạn thị giác- định hướng- không giảm
  • Giảm khả năng giải quyết vấn đề, lên kế hoạch, tổ chức

– Suy giảm nhận thức ảnh hưởng đáng kể đến chức năng nghề nghiệp và sinh hoạt xã hội.

– Những rối loạn này không đi kèm mê sảng hoặc lú lẫn.

Cận lâm sàng

– Chọc dịch não tuỷ: Khi nghi ngờ di căn ung thư, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương, giang mai thần kinh, não úng thuỷ, viêm mạch và ở những trường hợp SSTT <55 tuổi hoặc SSTT tiến triển nhanh.

– Định lượng beta amyloid, tau protein nếu có điều kiện, có thể thực hiện các xét nghiệm này.

– CT hoặc MRI sọ não: Tổn thương trong Sa sút tâm thần có thể biểu hiện trên CT, MRI bằng các hình ảnh teo não toàn thể, giảm thể tích một số vùng não đặc trưng như hồi hải mã, tổn thương chất trắng dưới vỏ…Ngoài ra, xét nghiệm này còn giúp loại trừ TBMMN, Rối loạn tri giác do máu tụ ngoài màng cứng, u não…

– Chụp hình não chức năng (SPECT, PET, MRS): để xác định dạng Sa sút tâm thần. Xét nghiệm này thường được sử dụng nhiều trong nghiên cứu về Sa sút tâm thần hơn là ứng dụng lâm sàng.

– Điện não đồ: Có thể giúp phân biệt tình trạng sảng và sa sút tâm thầm.

Dùng thuốc ức chế acetylcholinesterase để hạn chế chứng sa sút tâm thần
Dùng thuốc ức chế acetylcholinesterase để hạn chế chứng sa sút tâm thần

Hỏi: Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh sa sút tâm thần?

Trả lời:

Bên cạnh việc áp dụng liệu pháp xoa bóp chữa bệnh trong y học cổ truyền, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

Dùng thuốc

  • Thuốc ức chế acetylcholinesterase
  • Kháng thụ thể NMDA
  • Thuốc an thần nhóm benzodiazepine
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Memantine
  • Statin cũng có thể ngăn ngừa sự lắng động của các amyloid trong não làm giảm sự bột hóa các cấu trúc.

Ngoài ra, người bệnh có thể dùng các thuốc hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ sau:

  • Vitamin E
  • Resveratrol (có trong rượu vang)
  • Beta carotene

Không dùng thuốc

  • Điều chỉnh môi trường sống hạn chế các kích thích, stress, tai nạn.
  • Chế độ ăn giàu hoa quả, giảm mỡ đông vật.
  • Tăng cường tập luyện thể thao ít nhất 150 phút/ tuần
  • Liệu pháp ánh sáng: giúp điều chỉnh nhịp ngày đêm, cải thiện tình trạng mất ngủ ở người Sa sút tâm thần.

Cám ơn những thông tin hữu ích từ bác sĩ!