Nếu số lượng tiểu cầu vì bất kì lí do nào đó mà giảm xuống dưới mức bình thường thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm, một vài trường hợp có thể dẫn tới suất huyết nội tạng.
- Thực phẩm mẹ bầu nên ăn để con da trắng môi hồng
- Triệu chứng lâm sàng và biến chứng của bệnh cúm
- Quá rảnh cũng đừng nên làm hại sức khỏe
Bệnh giảm tiểu cầu và các vấn đề liên quan tới sức khỏe
Dưới đây là nội dung chi tiết về vấn đề này!
Dấu hiệu cho thấy tiểu cầu sụt giảm
Khi số lượng tiểu cầu trong cơ thể giảm xuống dưới mức bình thường sẽ có các dấu hiệu như sau:
– Khi tiểu cầu giảm nhẹ thì có thể không phát hiện dấu hiệu nào, nhưng nếu giảm nhiều có thể làm cho cơ thể mệt mỏi, xuất huyết dưới da làm cho xuất hiện các vết bầm tím trên da, chảy máu cam, hoặc có thể là chảy máu chân răng.
– Trên da có thể nổi các nốt mề đay, nếu có vết thương hở thì sẽ bị chảy máu và không có dấu hiệu đông lại.
– Phụ nữ nếu sụt giảm tiểu cầu có thể dẫn tới lượng máu chảy trong chu kì kinh nguyệt nhiều hơn, cũng có thể dẫn tới rong kinh.
– Bên trong cơ thể cũng có dấu hiệu xuất huyết như: trực tràng bị chảy máu làm cho người bệnh khi đại tiện có lẫn máu. Một vài trường hợp khác lại có lẫn máu trong nước tiểu, buồn nôn và chất nôn có màu đen.
Dấu hiệu cho thấy tiểu cầu sụt giảm
Nguyên nhân làm cho lượng tiểu cầu giảm
Bác sĩ tư vấn: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh giảm tiểu cầu, có thể do di truyền hoặc cũng có thể là do sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề nào đó như:
– Tủy xương là nơi sản sinh các tế bào máu, nếu người bệnh gặp các vấn đề liên quan tới tủy xương có thể dẫn đến giảm sản xuất tiểu cầu.
– Người mắc bệnh thiếu máu bất sản, bệnh bạch cầu, bệnh xơ gan, ung thư cũng có thể dẫn tới giảm tiểu cầu.
– Cơ thể thiếu hụt các nguyên tố vi lượng folate hoặc sắt, hoặc vitamin B12 cũng có thể gây ra bệnh này.
– Nếu lá lá lách của bệnh nhân bị rối loạn chức năng, lách to hoặc bị tổn thương sẽ làm tiểu cầu bị giữ lại tại đó. Khi tiểu cầu mắc kẹt trong lá lách sẽ làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu.
– Ngoài ra có một số bệnh lý cũng sẽ làm giảm tiểu cầu như: ung thư hạch, cúm, vỡ tiểu cầu, một số bệnh tự miễn, nhiễm khuẩn huyết, sở, ure huyết, viêm gan siêu vi, nhiễm khuẩn Ecoli, ung thư tủy di căn…
– Phụ nữ trong giai đoạn thai kì cũng có thể bị giảm tiểu cầu, nhưng tình trạng này sẽ cải thiện sau khi em bé được sinh ra.
– Ngoài ra trong thời gian uống thuốc cũng có thể gây ra tiểu cầu giảm như thuốc an thần, một số thuốc chứa sulfat, heparin, thuốc hạ sốt…
Nguyên nhân làm cho lượng tiểu cầu giảm
Chẩn đoán và điều trị bệnh
Để xác định người bệnh có bị giảm tiểu cầu hay không, ngoài quan sát và nghe các triệu chứng bệnh thì bác sĩ cần tiến hành một số các xét nghiệm như: Xác định số lượng tiểu cầu bằng cách tiến hành xét nghiệm công thức máu. Kiểm tra tình trạng đông máu của bệnh nhân qua xét nghiệm đông máu. Siêu âm hoặc sóng âm để xác định tình trạng kích thước lá lách. Kiểm tra các vấn đề tủy xương bằng cách tiến hành sinh thiết.
Nếu bệnh nhân được xác định mắc bệnh giảm tiểu cầu thì tùy theo nguyên nhân gây ra, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp như:
– Trước hết tiến hành bù lượng tiểu cầu bị thiếu qua truyền máu hoặc truyền tiểu cầu. Dùng thuốc để ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngăn các kháng thể tiểu cầu bằng corticoid
– Trường hợp quá nặng, tiểu cầu bị kẹt ở lá lách thì có thể sẽ cần tiến hành cắt bỏ lá lách.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn