Khi thời tiết giao mùa, ẩm thấp, khí hậu bất thường khiến cơ thể của chúng ta bị giảm sức đề kháng từ đó vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể gây ra một số bệnh thường gặp như: quai bị, đầu mùa, sởi,…
- Siêu âm thai nhiều 1 tuần 2 lần gây nguy hiểm thai nhi có phải không?
- Những thực phẩm ngăn ngừa rụng tóc tốt nhất hiện nay
- Lợi ích của trứng gà mà bạn nên biết
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, Bệnh quai bị là bệnh nhiễm trùng các tuyến nước bọt do siêu vi trùng paramyxovirus gây ra hay còn gọi là viêm tuyến nước bọt. Bệnh quai bị là bệnh lành tính nhưng khả năng lây lan rất cao, nhất là khi thời tiết chuyển giao mùa, Đông Xuân.
Triệu chứng của bệnh quai bị
Rất dễ nhận biết bệnh quai bị, thời kỳ ủ bệnh kéo dài vài ba tuần lễ, sau đó cơ thể xuất hiện triệu chứng sốt cao đột ngột, nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 38-390 , cơ thể mệt mỏi, chán ăn, kém ngủ, tiếp đến sẽ viêm sưng tuyến nước bọt ở vùng mang tai. Khi tuyến nước bọt sưng to sẽ làm cho bệnh nhân có cảm giác đau, khó nhai. Vùng mang tai có thể bị sưng cùng lúc hai bên hoặc chỉ sưng một lúc đầu tiên sau vài ngày tiếp tục sưng tuyến nước bọt còn lại, 2 bên tuyến nước bọt thường bị xưng không đối xứng, có thể một bên to một bên nhỏ hơn.
- Cần cách ly
Quai bị là một bệnh không quá nghiêm trọng nếu như người bệnh tuân thủ tốt theo hướng điều trị, tuy nhiên là bệnh cũng rất dễ dàng lây nhiễm qua đường hô hấp, đường ăn uống, nói to hắt hơi, qua nước bọt do đó khi mắc bệnh người bệnh phải được cách ly, không nên đến những nơi tập trung nhiều dân cư như bệnh viện, trường học,… không sử dụng chung các dụng cụ cá nhân như bát đũa, khăn mặt, bàn chải, khăn tắm,… khi tiếp xúc với người bệnh cần đeo khẩu trang.
- Khiêng nước lạnh và gió
Vùng tuyến nước bọt sẽ bị sưng và đau hơn nếu bạn không kiêng được nước lạnh và gió, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể được tắm để có thể làm sạch cơ thể, triệt tiêu các vi khuẩn, vi trùng, tuy nhiên cần phải tắm bằng nước ấm và tắm nhanh hơn bình thường không ngâm mình quá lâu.
- Kiêng vận động mạnh
Khi bị bệnh, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tránh vận động mạng, trường hợp vận động nhiều gây ra những biến chứng như sưng đau tinh hoàn ở nam giới, dân gian gọi là chạy hậu, có thể dẫn đến teo tinh hoàn, giảm số lượng, chất lượng tinh trùng gây vô sinh, do đó bệnh nhân nên hạn chế vận động, nghỉ ngơi.
- Kiêng ăn đồ chua, đồ nếp
Theo những tin tức Y Dược mới nhất, những món ăn chua như dưa cà, dưa muối, sấu, me,… bệnh nhân bị quai bị không nên ăn, bởi vị chua sẽ khiến cơ thể làm tăng tiết nước bọt, làm cho tuyến nước bọt hoạt động và làm cho sưng hơn, bên cạnh đó đồ xôi, đồ nếp cũng gây ra hiện tượng trên. Do đó, bệnh nhân quai bị nên chú ý trong khẩu phần ăn của mình, nên sử dụng chất giàu dinh dưỡng và mềm.
Bệnh nhân mắc bệnh quai bị thường có biểu hiện tuyến nước bọt sẽ bị sưng và đau hơn
Người bị quai bị nên ăn gì?
- Ăn các món ăn mềm
Trong thời gian bị bệnh, người bệnh sẽ rất khó khăn trong việc nhai, nuốt thức ăn, cơ thể mệt mỏi dẫn đến việc hấp thụ thức ăn rất khó do đó cần chuẩn bị các loại thức ăn dạng lỏng, giàu chất dinh dưỡng như: cháo sen, canh trứng,…. Người bệnh có thể sử dụng các thực phẩm từ đậu xanh, vì đậu cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho người mắc quai bị.
- Ăn các món ăn từ rau xanh
Trong rau xanh có chứa Vitamin A là chất tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh. Bên cạnh đó, hoa quả cũng là nguồn thực phẩm không thể thiếu cho người đang mắc chứng quai bị.
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể
Người bệnh cần giữ vệ sinh răng miệng, cần phải thường xuyên súc miệng nước muối diệt khuẩn để giúp diệt các vi khuẩn và làm cho chúng không có điều kiện phát triển.
Hồng Mơ – tapchisuckhoe.edu.vn