Gãy xương là một chấn thương rất thường gặp, việc điều trị và chăm sóc đúng cách đóng vai trò rất quan trọng cho quá trình liền xương được thuận lợi.
- Những dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư tuyến tụy bạn không nên bỏ qua
- Bạn đã biết 10 lợi ích cho sức khỏe của tỏi tây chưa?
- Chuyên gia chia sẻ những lưu ý khi điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh
Biện pháp chăm sóc bệnh nhân gãy xương đúng cách
Biện pháp chăm sóc bệnh nhân gãy xương đúng cách
Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, trên cơ thể người có 206 xương bao gồm các xương trục và các xương treo. Chức năng của xương là nâng đỡ, bảo vệ cơ thể tạo hình khung cơ thể, ngoài ra còn đóng vai trò trong tạo máu và trao đổi chất. Sự tăng trưởng của xương bao gồm sự cốt hóa xương, sự tăng trưởng, sự tái tạo xương. Khi xương gãy, giữa nơi gãy sẽ hình tổ chức liên kết, các tổ chức này sẽ ngấm canxi biến thành xương và làm lành xương.
Gãy xương là sự mất liên tục của xương do chấn thương, té ngã hoặc do bệnh lý về xương ( loãng xương, u xương, lao xương…). Lực gây gãy xương còn phụ thuộc vào độ cứng của xương và cách thức tác động của lực. Tuổi thường gặp gãy xương là trẻ em hay người già trên 60 tuổi nhất là ở phụ nữ
Gãy xương được chia thành 2 dạng là gãy xương kín và gãy xương hở. Khác với gãy kín, gãy hở là tình trạng ổ gãy thông thương với bên ngoài nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn hơn. Ngoài ra tính chất gãy xương cũng thay đổi theo lứa tuổi. Ở trẻ em, bộ xương đang tăng trưởng, màng xương dày nên thường gặp gãy cành tươi hoặc gãy xương cong tạo hình. Ở người già, thường có loãng xương nên xương xốp, yếu dễ bị gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi, phụ nữ sau tuổi mãn kinh do suy giảm nội tiết tốt nên tình trạng loãng xương sẽ rất phổ biến.
Dù gãy xương do nguyên nhân gì thì hầu như đều gây ra những tác động ở toàn thân và tại chỗ như:
- Choáng chấn thương sau gãy xương xảy ra do mất máu hoặc do đau. Nguy cơ choáng có thể được tiên lượng nhờ đánh giá mức độ trầm trọng của xương gãy như: Gãy xương lớn, gãy nhiều xương, đa chấn thương… Dấu hiệu choáng gồm có mạch nhanh, huyết áp tụt, móng tay hồng trở lại muộn trên 2 giây sau khi bấm.
- Gãy xương gây tổn thương tổ chức xung quanh gây mất máu, cá biệt gãy làm đứt động mạch, tĩnh mạch xung quanh sẽ gây chảy máu nhiều làm mất máu ra ngoài hoặc chèn ép khoang trong gãy kín. Máu tụ vùng xương gãy sẽ cản trở lành xương góp phần gây hội chứng rối loạn dinh dưỡng. Chưa kể đứt mạch máu kèm theo gãy giập tủy làm tăng nguy cơ tắc mạch máu do mỡ có thể gây tử vong
- Gãy xương rất đau đớn có thể khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái choáng, bất động xương gãy giúp hạn chế tác động vào ổ gãy giúp bớt đau. Gãy xương có thể gây chèn ép thần kinh ngoại biên làm đứt hoặc rách, phát hiện và xử trí tổn thương nếu có.
- Sau gãy xương các cơ xung quanh vùng gãy tổn thương, phù nề làm cản trở máu lưu thông dẫn đến thiếu máu vầ cơ bị co rút, kèm theo đó xương gãy di lệch làm xương ngắn đi và cơ co lại, nên động tác kéo chi khi bất động hay kéo tạ giúp ngăn cản quá trình co cơ và ngắn đi của cơ.
- Gãy xương thường có tổn thương da và tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng đặc biệt trong gãy hở
Xương bị gãy thì tùy thuộc vào từng tổn thương mà có biện pháp điều trị thích hợp
Điều trị gãy xương
Theo những tin tức Y Dược mới nhất, xương bị gãy thì tùy thuộc vào từng tổn thương mà có biện pháp điều trị thích hợp. Mục đích bảo tồn xương và phục hồi chức năng vận động cho người bệnh là 2 tiêu chí được đặt ra. Nguyên tắc áp dụng hiện nay là nắn lại các di lệch, bất động tốt để tạo điều kiện cho liền xương, tập vận động thụ động, chủ động tránh biến chứng.
Các phương pháp điều trị hiện nay gồm: Bó bột, đặt nẹp cố định, cố định khung ngoài, phẫu thuật ( mổ kết hợp xương, bắt nẹp, đóng đinh nội tủy…), kéo tạ được áp dụng trong giai đoạn đầu cho một số xương gãy trước khi bó bột hay mổ kết hợp xương.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn