Cao răng được hình thành sẽ gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe răng miệng như viêm lợi, hôi miệng…Vậy cao răng là gì? Tại sao cần phải lấy cao răng định kỳ?
- Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh sốt rét
- Mẹ bầu nên ăn gì để dễ sinh thường?
- Chấn thương và đụng dập trong hoạt động thể thao của sinh viên Y Dược
Cao răng và những điều nên biết
Và sau khi lấy cao răng có cần lưu ý điều gì hay không đang là băn khoăn của nhiều người.
Cao răng là gì và được hình thành thế nào?
Cao răng (hay vôi răng) là những mảng bám bị vôi hoá trên bề mặt răng và giữa răng với nướu. Vôi răng được tạo thành do sự vôi hoá các mảng bám thức ăn kết hợp với nước bọt, vi khuẩn và các khoáng chất hấp thu khi ăn uống, tích tụ lâu ngày tạo thành.
Cao răng được chia thành hai loại: Cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng huyết thanh được hình thành do cao răng thường gây viêm lợi. Dẫn đến lợi ở vùng viêm sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ, lúc này mảng cao răng ngấm máu đó được gọi là cao răng huyết thanh.
Tác hại của cao răng
Theo cô Lê Thị Trinh giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết cần phải lấy cao răng định kỳ do cao răng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng như:
- Cao răng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về răng miệng: Khi các mảng bám trên răng ngày một nhiều, độc tố của vi khuẩn trong cao răng sẽ gây ra viêm lợi với các biểu hiện răng chảy máu, miệng có mùi hôi, viêm nha chu, lung lay răng.
- Cao răng còn có thể gây ra viêm tủy ngược dòng. Vi khuẩn trong mảng cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ở niêm mạc miệng: Viêm niêm mạc miệng, lở miệng, viêm amidan, viêm họng…
Tác hại của cao răng
Tại sao cần phải lấy cao răng định kỳ?
Bác sĩ tư vấn: Lấy cao răng là kỹ thuật thực hiện cạo bỏ những mảng bám phía ngoài răng mà không làm ảnh hưởng tới men răng bên trong. Răng của bạn được bảo vệ hoàn toàn. Việc lấy cao răng thường xuyên và đúng cách sẽ đem lại lợi ích như sau:
- Bảo vệ chân răng: Vi khuẩn trong cao răng gây viêm nướu, phản ứng viêm này gây ra hiện tượng tiêu xương ổ răng, làm cho nướu bị tụt, lộ chân răng và răng dễ bị lung lay. Thường xuyên lấy cao răng sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại cho răng, giúp bảo vệ chân răng.
- Vi khuẩn sẽ không còn chỗ trú ẩn một khi các mảng cao răng được loại bỏ. Do đó việc này sẽ giúp phòng ngừa bệnh viêm nướu, viêm nha chu, hạn chế được tình trạng chảy máu chân răng và giảm bớt hiện tượng hơi thở có mùi.
- Mang lại nụ cười trắng, đẹp: Khi những mảng bám trong khoang miệng được lấy đi, các vết ố vàng không còn nữa, răng bạn sẽ có vẻ trắng sáng tự nhiên, hơi thở sạch sẽ không có mùi hôi. Lúc đó, bạn có thể tư tin khoe nụ cười sáng và giao tiếp gần gũi với mọi người xung quanh.
Theo các chuyên gia răng hàm mặt thì định kỳ 6 tháng 1 lần các bạn nên đi lấy cao răng để giúp răng chắc khỏe và phòng tránh được các bệnh lý răng miệng.
Tại sao cần phải lấy cao răng định kỳ?
Những lưu ý sau khi lấy cao răng
- Tránh ăn các loại đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng gây ê buốt, làm tổn hại cho men răng.
- Không nên sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống có chất tạo màu, chất kích thích, nhiều axit như: Café, trà, rượu vang đỏ, nước ngọt, nước tương, socola, không hút thuốc lá…
- Để phòng ngừa cao răng, cần đánh răng đúng cách thường xuyên với kem đánh răng để hạn chế bớt các mảng bám trên bề mặt, dùng chỉ nha khoa (tốt nhất là chỉ nha khoa trắng không tẩm hương liệu hóa chất) để loại bỏ mảng bám ở giữa các kẽ răng.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng sau đi đánh răng để đảm bảo khoang miệng sạch sẽ hoàn toàn.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn