Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm và lây lan nhanh sang những người xung quanh. Đối tượng có thể bị thủy đậu gồm cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân khi thời tiết ẩm ướt khiến vi khuẩn và virus phát triển.
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Chăm sóc trẻ bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu nếu không chữa trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bố mẹ cần nắm được những kiến thức cơ bản nhất để chăm sóc và điều trị kịp thời cho trẻ.
Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu
Bác sĩ tư vấn: Thủy đậu là bệnh do virus Varicella Zoster gây ra. Ban đầu người bệnh sẽ bị nổi các nốt mụn nước trên da và niêm mạc, cơ thể sốt cao và mệt mỏi. Những nốt mụn nước này lây lan rất nhanh và có thể lây từ người này sang người khác. Nếu không chữa trị kịp thời có thể phát triển thành dịch.
Bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần nếu chăm sóc đúng cách. Nếu không chữa trị dứt điểm, bệnh có thể biến chứng sang viêm não, viêm phổi…
Những người đã từng bị thủy đậu thì rất hiếm khi mắc lại vì cơ thể đã có miễn dịch chống lại virus gây bệnh.
Virus có thể lây lan khi hít phải nước bọt của người bị thủy đậu, hoặc chất dịch bên trong của nốt mụn nước. Những vật dụng khác như khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo… của người bị bệnh cũng trở thành nguyên nhân lây lan bệnh.
Dấu hiệu bệnh thủy đậu
- Giai đoạn ủ bệnh: từ khi bệnh nhân bị nhiễm virus đến khi phát bệnh kéo dài khoảng 10-20 ngày. Trong giai đoạn này, bệnh nhân không xuất hiện những biểu hiện bất thường nên khó nhận biết.
- Giai đoạn khởi phát: người bệnh bắt đầu có dấu hiệu sốt nhẹ, mệt mỏi, có những ban đỏ có đường kính vài milimet trong 24-48h. Khi thấy có dấu hiệu bất thường bạn nên đi khám ngay để chẩn đoán chính xác bệnh vì những dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với bệnh cúm.
- Giai đoạn toàn phát: người bệnh sẽ có những dấu hiệu như sốt cao, đau đầu, đau cơ và chán ăn, nôn. Những ban đỏ bắt đầu chuyển thành mụn nước trên toàn cơ thể có đường kính 1-3mm có dịch bên trong. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời nốt mụn nước có dịch màu đục và chứa mủ bên trong.
- Giai đoạn hồi phục: Nếu bệnh không nhiễm trùng hay có biến chứng thì các nốt mụn sẽ vỡ ra và khô lại thành vảy và bong ra là khỏi.
Dấu hiệu bệnh thủy đậu
Trong giai đoạn này, người bệnh có thể bôi một số loại thuốc để hạn chế để lại sẹo rỗ trên da.
Chăm sóc trẻ tại nhà
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người xung quanh để hạn chế sự lây bệnh sang những người xung quanh. Mặc quần áo thoáng mát để tránh sự cọ xát làm vỡ mụn nước. Người bệnh cần tránh gió để tránh nhiễm lạnh ở trẻ khiến trẻ ốm hơn. Nếu phải ra ngoài cần mặc kín đáo để tránh gió.
- Những đồ dùng cá nhân của trẻ phải để riêng và sử dụng riêng. Cách ly trẻ từ 7-10 ngày để hạn chế sự lây lan sang những người xung quanh.
- Tránh không cho trẻ gãi vì có thể sẽ gây vỡ mụn nước và lây lan sang những khu vực da xung quanh. Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ bằng cách tắm bằng nước ấm, dùng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh cơ thể. Bố mẹ nên sử dụng găng tay vải để tránh làm tổn thương đến các mụn nước.
- Nếu trẻ có những biểu hiện bất thường như sốt cao kéo dài, co giật, hôn mê, xuất huyết, bố mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để xử lý kịp thời.
- Điều trị bằng thuốc: Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng dung dịch thuốc tím bôi lên các nốt mụn để kháng viêm, hạn chế để lại sẹo về sau. Khi mụn nước vỡ, bạn có thể sử dụng dung dịch xanh Metylen bôi lên.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn