Thận là một tạng đặc, giàu mạch máu, tùy vào tác động mà có thể gây các tổn thương ở mức độ khác nhau: Đụng giập, vỡ hay đứt cuống thận. Vậy chấn thương thận tiết niệu là gì?
- Lý do đi tiểu buốt và mẹo cực hay chữa chứng tiểu buốt
- Ý nghĩa các xét nghiệm viêm gan B
- Cao răng và những điều nên biết
Chấn thương thận tiết niệu nguy hiểm như thế nào?
Dưới đây là thông tin cơ bản nhất về chấn thương thận tiết niệu mà bạn cần nắm được.
Nguyên nhân gây chấn thương thận
Bác sĩ tư vấn: Thận là tạng đặc, 2 thận nằm 2 bên cột sống nằm trong hố sườn thắt lưng ở sau màng bụng. Phần lớn thận được che dưới vòm sườn lưng và khối cơ lưng phía sau, nhờ vị trí tương đối ổn định và sự che trở xung quanh nên nhìn chung chấn thương thận ít gặp hơn các bộ phận khác.
80% chấn thương thận là do chấn thương trực tiếp vào vùng thắt lưng, bụng gặp phải trong tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoọa, đánh nhau…
Khoảng 15-20% còn lại do nguyên nhân gián tiếp như xoay vặn người quá mức, ngã cao làm cho các tạng trong ổ bụng và thận bị dồn mạnh gây chấn thương thận.
Tùy vào cách thức gây chấn thương cũng như lực tác động mà gây ra các tổn thương khác nhau:
- Đụng giập thận: Giập nhu mô thận nhẹ, tổn thương nông không vỡ bao thận, có tụ máu dưới bao. Chiếm tỷ lệ cao trong các trường hợp chấn thương thận.
- Giập thận: Là giập nhu mô thận 1 cực, 1 phần thận có thể vỡ bao thận, vỡ thông tới bể thận gây tụ máu quanh thận và đái máu.
- Vỡ thận: Là thận bị vỡ thành hai, ba hoặc nhiều mảnh gây tràn ngập máu quanh thận, hố thận, sau màng bụng.
- Đứt cuống thận: Có thể đứt từng thành phần hoặc đứt hoàn toàn.
Nguyên nhân gây chấn thương thận
Triệu chứng của chấn thương thận
- Triệu chứng cơ năng sau chấn thương nghĩ tới chấn thương thận khi có những dấu hiệu sau đây: Đau vùng thắt lưng, đau có thể tăng dần do tăng tụ máu, mức độ đau phụ thuộc vào mức độ tổn thương thận. Trướng bụng và nôn cũng là triệu chứng thường gặp, điển hình là co cứng nửa bụng bên thận bị tổn thương. Đái máu là dấu hiệu quan trọng trong chấn thương thận, thường gặp đái máu đỏ tươi ngay sau chấn thương.
- Triệu chứng thực thể là triệu chứng mà thầy thuốc phát hiện được qua thăm khám gồm có: Nhìn thấy vùng bầm tím nơi hố thận, vùng bầm tím này lan dưới da nơi thận bị tổn thương. Sờ vùng thắt lưng thấy căng nề và bệnh nhân thấy rất đau khi khám. Sờ thấy rõ phản ứng co cứng cơ vùng thắt lưng, co cả khối cơ lưng.
- Triệu chứng toàn thân gồm có: Sốc gặp tỏng 25-30% trường hợp chấn thương thận có tổn thương nặng nề: Giập nát thận, đứt cuống thận, đa chấn thương… với các biểu hiện suy sụp tuần hoàn, hô hấp, tri giác…Thận là tạng giàu mạch máu nên chấn thương thận thường gây mất máu nhiều từ đó gây tình trạng thiếu máu cấp: Da niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, mạch nhanh, HA hạ…
- Triệu chứng cận lâm sàng giúp chẩn đoán chính xác có hay không chấn thương thận, hình thái tổn thương và mức độ nghiêm trọng, các cận lâm sàng thường được chỉ định gồm có: Siêu âm, chụp XQ (không chuẩn bị hoặc có chuẩn bị), CT scaner.
Xử trí chấn thương thận như thế nào?
Đại đa số các ca chấn thương thận trên thực tế thường là những tổn thương nhẹ chiếm khoảng 80%, còn lại là chấn thương nặng với tỷ lệ 15-20%. Tùy vào chăm sóc và điều trị mức độ tổn thương có thể nặng nên hoặc giảm dần.
Xử trí chấn thương thận như thế nào?
Với chấn thương đụng giập nhẹ, toàn trạng người bệnh ổn định về: Dấu hiệu sinh tồn, chỉ số hồng cầu… thì thường sẽ được điều trị nội khoa bảo tồn: Nằm bất động, chườm lạnh vùng thắt lưng, truyền máu, truyền dịch để bồi phụ khối lượng tuần hoàn, dùng thuốc kháng sinh, thuốc cầm máu, thuốc giảm đau… Nếu nước tiểu ít máu dần là tiên lượng tốt.
Với chấn thương thận nặng như vỡ thận, đứt cuống thận hoặc các trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả bệnh nhân cần được can thiệp phẫu thuật kịp thời: Khâu nối thận để tạo hình thận hoặc trường hợp không khâu nối được cần phải cắt bỏ thận tổn thương.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn