Trẻ em là đối tượng luôn được quan tâm đặc biệt của các bà mẹ do sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ mắc các bệnh. Vậy chế độ dinh dưỡng cho trẻ là gì?
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong thời tiết nắng nóng
Vì vậy, trong thời tiết nắng nóng thì khả năng miễn dịch của trẻ giảm nên các bà mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Nhóm thực phẩm trẻ nên ăn
Theo các chuyên gia khuyến cáo mùa nóng, thời tiết oi bức nên bổ sung các thực phẩm tươi mát giàu dinh dưỡng giúp cơ thể trẻ giải nhiệt. Nên cho bé ăn nhiều các sản phẩm giàu chất xơ có tính giải nhiệt như : rau dền, rau muống, mồng tơi, bí… giúp mang lại cảm giác mát mẻ, đồng thời cung cấp nhiều vitamin tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Muốn tăng cường hệ miễn dịch và giúp trẻ ngon miệng, bạn có thể cho trẻ bổ sung các thực phẩm như trái cây tươi, cà chua, sữa chua. Hoặc bổ sung các thực phẩm giàu đạm như thịt, trứng, sữa….
Các bà mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn của bé và cho bé ăn nhiều rau đặc biệt là thức ăn ít dầu mỡ. Mùa nóng là mùa có nhiều loại trái cây và rau quả như dưa chuột, cà chua, rau diếp, đậu lăng … giàu vitamin C, carotene và muối khoáng, đay là thực phẩm tốt cho các bữa ăn của bé.
Trong thành phần của sữa có chứa nhiều dưỡng chất như canxi, tryptophan, taurin… sẽ giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn có tác dụng ổn định thần kinh giúp trẻ thư giãn và dễ ngủ nhờ.
Các chuyên gia khuyễn nghị các bà mẹ nên đa dạng chế độ ăn uống nhằm duy trì cân bằng dinh dưỡng của trẻ với đủ các loại trái cây, rau, đậu, ngũ cốc, trứng, thịt, sữa và các thực phẩm khác trong bữa ăn hàng ngày.
Nhóm thực phẩm cần hạn chế
Với các thức ăn khó tiêu, nhiều năng lượng cần cung cấp nhiều nước, các bà mẹ nên hạn chế cho bé ăn đồ ăn nhanh, đò chiên chứa nhiều chất béo như gà rán, khoai tây chiên, thịt mỡ, xúc xích…Ngoài ra, hạn chế cho ăn nhiều đồ ngọt, kể cả kem, bánh, sữa đặc có đường…Đặc biệt là các loại đồ uống có ga và có khă năng kích thích như café, trà…
Thức ăn chế biến xong thì cho trẻ ăn ngay trong vòng 30 phút. Không cho trẻ ăn vỉa hè, thức ăn sống, thức ăn hay sữa sau khi pha để ngoài nhiệt độ thường hơn 2 giờ để tránh nguy cơ bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm.
Nhóm thực phẩm cần hạn chế
Trong những ngày hè nắng nóng, nhiều bậc cha mẹ bận rộn thường chuẩn bị trước bữa ăn trưa cho trẻ và chỉ cần để làm nóng thức ăn trong lò vi sóng khi ăn. Điều này rất tốt cho trẻ, tuy nhiên không nên cho trẻ ăn thức ăn để đông lạnh do thức ăn đông lạnh thường bị giảm chất lượng sau khi sử dụng. Do vậy, các bậc cha mẹ không nên chuẩn bị sẵn thức ăn để lâu ngày trong tủ lạnh. Để chuẩn bị thức ăn cho trẻ em vào bữa ăn trưa cha mẹ nên được thực hiện vào buổi sáng và được giữ tươi trong tủ lạnh.
Hạn chế cho trẻ đồ uống hay kem lạnh thường xuyên để tránh viêm đường hô hấp.
Thời tiết nắng nóng khiến cho trẻ luôn mệt mỏi, thèm đồ lạnh… các bậc cha mẹ thường xuyên nhắc nhở trẻ nên bỏ nước lạnh hoặc thực phẩm ra ngoài tủ lạnh trước khi ăn 5 đến 10 phút. Đặc biệt là không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Cha mẹ không nên cất trữ quá nhiều đồ ăn nhẹ trong nhà. Vì theo các chuyên gia, cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn sẽ làm giảm sự thèm ăn trong các bữa ăn chính. Vì vậy, với đồ ăn vặt chỉ nên cho trẻ ăn với một lượng vừa phải và không nên thay thế các bữa ăn chính.
Nước uống
Bác sĩ tư vấn: Theo khuyến cáo của các chuyên gia lượng nước cung cấp hàng ngày cho cơ thể thay đổi tùy theo từng khu vực và theo từng lứa tuổi. Ở Việt Nam thuộc vùng nhiệt đơi, nắng nóng nhiều nên lượng mồ hôi thải ra lớn nên lượng nước mất đi mỗi ngày ra ngoài cơ thể nhiều. Khuyến cáo, mỗi ngày trẻ em cần uống khoảng 50 – 60ml nước cho mỗi kilôgam trọng lượng cơ thể, ăn them nhiều canh rau. Đặc biệt là sau hoạt động thể lực, di chuyển dưới trời nắng cần bổ sung nhu cầu nước cho trẻ.
Các thức uống vừa cung cấp đủ nước vừa có giá trị dinh dưỡng như: sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua uống, sinh tố, nước ép trái cây. Ngoài ra, các bậc cha mẹ có thể sử dụng nước mát khác như nước rau má, nước sâm hoặc nước tinh khiết….
Các bậc cha mẹ thường xuyên nhắc trẻ uống nước do trẻ nhỏ thường hiếu động nên thường ra nhiều mồ hôi, ham chơi và quên uống nước, gây thiếu nước. Bên cạnh đó cần cho bé thường xuyên ăn các loại trái cây và nước ép trái cây, rau xanh và nước ép rau củ, ngoài việc cung cấp nhiều nước giúp thanh nhiệt, còn cung cấp cho trẻ nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ trẻ phòng chống bệnh như dưa hấu, bưởi, cam, quýt, dâu… vào các bữa phụ.
Không nên uống quá nhiều đồ uống lạnh hoặc kem
Các chuyên gia khuyên cáo không nên cho trẻ uống nhiều nước và đồ ăn lạnh trước khi ăn vì sẽ tạo cảm giác no bé sẽ không ăn hay bỏ bữa. Ngoài ra, uống nhiều đồ uống lạnh và kem sẽ khiến nồng độ glucose tăng cao, có thể gây ảnh hưởng đến chế độ ăn uống bình thường của trẻ.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn