Vấn đề hăm tã thường gặp nhiều ở trẻ sơ sinh và khá dễ dàng điều trị. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xử lý đúng khi trẻ bị hăm nhất là trẻ sơ sinh.
- Tác dụng của táo mèo đối với sức khỏe con người
- 8 lợi ích sức khỏe ấn tượng của rau mùi tây
- Phát hiện sớm bệnh lý u nang buồng trứng
Chuyên gia chia sẻ những lưu ý khi điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh
Sau đây là một vài chia sẻ của chuyên gia về lưu ý khi chăm sóc và điều trị hăm tã cho bé, để tránh tình trạng các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn:
Lưu ý khi chăm sóc và điều trị hăm tã cho bé
- Không vội vàng sử dụng phấn rôm hoặc bột ngô để điều trị khi thấy bé có dấu hiệu hăm tã do chúng có thể kích ứng làn da nhạy cảm của bé, làm chậm quá trình chữa lành bệnh, thậm chí còn tạo điều kiện cho nấm men phát triển.
- Không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm để lau rửa cho bé bởi các sản phẩm này có thể gây kích ứng, làm cho các triệu chứng hăm trở nên tồi tệ hơn.
- Không sử dụng khăn ướt có thành phần propylene glycol để làm sạch da vì nó dễ gây kích ứng và lây lan vi khuẩn.
- Không tự ý sử dụng thuốc người lớn để thoa cho bé và khi sử dụng bất kì loại thuốc gì cho bé bạn cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ.
Ngăn ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh
Bác sĩ tư vấn: Hăm tã không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó sẽ tạo ra những khó chịu cho trẻ nhỏ, có thể khiến bé cảm thấy đau đớn, khó chịu. Là cha mẹ, bạn có thể giúp bé giảm nguy cơ gặp vấn đề này thông qua các biện pháp sau:
Thay tã thường xuyên
Thay tã thường xuyên mỗi một hoặc hai tiếng sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh. Lý do gây hăm tã là do khi phân và nước tiểu được thải ra ngoài, vi khuẩn sẽ nhân lên nhanh chóng và nếu không thay bỉm mà để da bé tiếp xúc với các điều kiện này trong thời gian dài sẽ dễ gây hăm tã, phát ban da.
Thay tã thường xuyên
Sử dụng nước ấm sạch để vệ sinh vùng mặc tã cho bé
Khi vệ sinh vùng mặc tã cho bé, để tránh bị kích ứng, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm và dùng khăn lau nhẹ nhàng. Nếu bé quá bẩn, bạn có thể dùng thêm một chút xà phòng nhẹ, không gây kích ứng, không có mùi hương. Sau khi vệ sinh cho bé xong, hãy để vùng kín thật khô thoáng trước khi đóng bỉm mới cho bé.
Cho bé “thả rông” một khoảng thời gian trong ngày
Thay vì cho bé mang tã suốt cả ngày, hãy cho bé “thả rông” một khoảng thời gian. Điều này không chỉ giúp cho vùng da mặc tã của bé trở nên khô thoáng mà còn giúp bé bớt thấy khó chịu do tã cọ xát vào vùng da bị đau rát. Để giảm nguy cơ bé tè ướt giường, bạn có thể lót một chiếc khăn không thấm nước lên giường trước khi cho bé nằm lên.
Đổi nhãn hiệu tã nếu thấy bé bị kích ứng
Khi thấy bé bị hăm tã, bạn có thể thử cho bé thử sử dụng một loại tã khác bởi rất có thể loại tã mà bé đang sử dụng dễ bị tràn hoặc có chứa mùi hương, dễ gây kích ứng cho những bé có làn da rất nhạy cảm. Ngoài ra, khi chọn tã cho bé, bạn cũng nên chú ý chọn những loại có kích cỡ phù hợp, tránh để bé cảm thấy khó chịu, chật chội, bí bách, gây kích ứng cho làn da, dẫn đến hiện tượng hăm tã.
Đổi nhãn hiệu tã nếu thấy bé bị kích ứng
Sử dụng kem chống hăm tã có tính bảo vệ và ngăn ngừa
Kem chống hăm tã là cách ngăn ngừa và điều trị hăm tã phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ nghĩ đến. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kem chống hăm tã. Mỗi loại sẽ có những thành phần khác nhau nhưng đa phần, các loại kem này sẽ có chứa oxit kẽm với các thành phần tự nhiên để làm dịu da. Nếu bé bị hăm tã thường xuyên, bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng các sản phẩm này để ngăn ngừa hăm tã cho bé.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn