Mùa hè với nhiệt độ khắc nghiệt dễ gây các vấn đề khó chịu cho cơ thể. Dưới đây tổng hợp một số mẹo vặt giúp bạn khác phục các vấn đề mùa nóng bức.
- Triệu chứng hạ huyết áp và những chú ý quan trọng
- Bí quyết chăm sóc da trong ngày hè nắng nóng
- Bảo vệ sức khỏe ngày nắng nóng
Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Giấm ăn để giảm cháy nắng trên da
Giấm ăn có sẵn trong nhà bếp có khả năng giảm cháy nắng đáng kể do giấm chứa một thành phần của aspirin là acid acetic. Giấm có tác dụng giảm kích thích, giảm đau, giảm viêm do ánh nắng mặt trời. Sau khi bị cháy nắng bạn có thể sửu dụng khăn giấy nhúng vào giấm ăn sau đó đắp lên vùng da bị cháy nắng cho đến khi khăn khô đi. Nếu cần bạn có thể lặp lại nhiều lần.
Nha đam chữa mụn nước
Bạn cần rửa sạch vùng da có mụn nước bằng xà phòng và nước sạch sau đó bạn sử dụng nhựa cây nha đam (nha đam bỏ vỏ lấy phần gel) và băng lại. Bạn nên sử dụng nha đam tươi. Một số sản phẩm chứa nha đam có thể chứa những thành phần gây khô da như cồn.
Baking soda làm dịu các nốt mẩn do nóng
Baking soda có khả năng làm dịu các nốt mẩn, rôm sảy do nóng mà phát ra ngoài. Bạn có thể pha vài thìa banking soda trong chậu nước ấm để tắm, sau khi tắm bạn sẽ có cảm giác đỡ ngứa rất nhiều, thoải mái hơn và các nốt mẩn do nóng cũng dịu hơn và mất dần. Nếu bạn bị tình trạng nặng hơn có thể đắp trực tiếp baking soda lên những vị trí bị mẩn nặng, chúng sẽ giúp bạn hấp thụ mồ hôi và nhờn ẩm. Có thể lặp lại cách đó sau vài giờ cho đến khi hết mẩn và dịu da. Bạn cần rửa tay sạch để tránh nhiễm trùng trên vùng da bị mẩn. Đây cũng là phương pháp được truyền miệng từ thời xa xưa.
Tỏi để làm giảm nhiễm trùng tai ngoài
Khi bạn đi bơi, nước có thể bị kẹt trong tai của bạn, đó là điều kiện để cho vi khuẩn, nấm phát triển dẫn đến bạn có thể vị nhiễm trùng ống tai ngoài. Khi xảy ra các cơn đau, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc aspirin. Ngoài ra bạn cũng có thể chườm nóng để giảm đau bằng cách sử dụng túi chườm hoặc chai nước nóng ở phía dưới tai, cần lưu ý đừng để nước quá nóng và không ngủ quên khi sử dụng túi chườm điện. Tỏi là một gia vị có tính kháng khuẩn rất mạnh. Bạn bị viêm tai ngoài có thể sử dụng nước ép tỏi trộn với dầu ô liu, nhỏ 3 giọt vào tai bị viêm và sẽ thấy kết quả rất khả quan.
Tỏi để làm giảm nhiễm trùng tai ngoài
Mật ong chữa các vết xước hoặc đứt tay
Với vết xước hoặc đứt tay bạn có thể rửa vết thương sạch sẽ, cầm máu và ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách bôi một lớp mật ong sau đó băng lại. Mật ong có tính chất kháng khuẩn và giúp mau lành vết thương. Trong nhiều trường hợp các chuyên gia còn chỉ ra rằng mật ong có tác dụng vượt trội hơn cả mỡ kháng sinh.
Quả bơ đem lại sức sống cho mái tóc của bạn
Bác sĩ tư vấn: Ánh nắng mặt trời gay gắt, nguồn nước chứa clo là thủ phạm của mái tóc khô, rụng, gãy và thô ráp. Để cải thiện tình trạng này bạn có thể sử dụng quả bơ. Bơ có tác dụng dưỡng ẩm cho tóc, giúp tóc chắc khỏe và suôn mượt. Lấy phần thịt của quả bơ chín, bóc vỏ và dầm nhuyễn, trộn với vài thìa dầu mầm lúa mì là bạn đã có một hỗn hợp hoàn hảo cho mái tóc. Ủ tóc bằng hỗn hợp đó khoảng 30 phút sau đó gội lại bằng nước sạch bạn sẽ có một kết quả bất ngờ.
Nước súc miệng để chữa nấm móng chân ở các vận động viên
Bạn có thể dung một miếng bông gòn tẩm dung dịch nước súc miệng và đặt lên vùng nấm móng chân vài lần trong ngày. Lúc đầu sẽ có cảm giác nhói một chút nhưng sẽ đáp ứng sau vài ngày kiên trì. Nếu không có kết quả trong khoảng 1 tuần bạn nên đến khám với bác sĩ da liễu nhé.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn